Mách mẹ cách đơn giản trị dứt điểm hăm tã cho trẻ ch?

Làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn mỏng manh và nhạy cảm, đặc biệt khi trẻ bị hăm tã thì làn da ấy trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Cho nên, chăm sóc trẻ trong giai đoạn này đòi hỏi mẹ phải cẩn thận từng chút một và sử dụng đúng phương pháp để làm giảm nhanh những khó chịu do hăm tã gây ra cho trẻ.

 

Tuy không nghiêm trọng nhưng hăm tã là nỗi khó chịu số một của trẻ sơ sinh, nó khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon, ngại vận động…từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những tháng năm đầu đời.

 

 

Có nhiều cách trị hăm da khác nhau nhưng an toàn nhất cho trẻ là các phương pháp dân gian từ cây tự nhiên đảm bảo an toàn sức khỏe. Cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm dân gian giúp giảm hăm ở trẻ một cách hiệu quả duy trì làn da đẹp mịn màng non nớt của trẻ. Mẹ hãy tham khảo 2 cách dưới đây nhé.

 

Dùng lá trầu không

 

Trầu có vị cay nồng và tính ấm, vào ba vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu Không có tính năng hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và kí sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh Lam sơn chướng khí. Tác dụng dược lý – khái quát lá Trầu Không có tác dụng theo dược lý hiện đại như: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

 

 

Cách làm:

 

Các mẹ hái lá trầu không, nhớ chọn lá còn xanh mướt, không dập úa, sâu, chọn từ 3 – 4 lá. Sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để được kháng khuẩn. Chuẩn bị nồi đổ đầy 1 lít nước, cho lá trầu vào lút nước và đun sôi.

 

Cách dùng:

 

Sử dụng một khăn sạch sau đó thấm vào nước trầu không vừa đun sôi, để khăn nguội và thấm ngay lên vùng da bị hăm của bé. Thực hiện 3 – 4 lần và kéo dài 4 ngày chắc chắn tình trạng hăm ở bé sẽ giảm rõ rệt.

Chữa hăm bằng lá khế

Lá khế là một trong những loại lá mát, lành tính. Trong dân gian ông bà ta đã sử dụng lá khế đun nước để uống trong những ngày hè nắng nóng, vừa làm mát vừa giải khát tốt. Vì lá khế mát, lành tính nên được sử dụng ngày càng nhiều trong những bài thuốc bắc gia truyền có hiệu quả trị bệnh: rôm sảy, dị ứng của trẻ. Và đặc biệt, sử dụng lá khế chữa hăm cho trẻ sơ sinh.

 

Cách làm

 

Chọn những lá khế còn xanh, không quá non cũng không quá già, lá không được sâu. Một nắm là khế cho 1 lần thực hiện là đủ.

 

 

Sau khi hái lá khế về nhớ rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Điều này đảm bảo lá khế được sạch, được khử trùng.

 

Lá khế sau khi ngâm nước muối loãng 30 phút, vắt kiệt nước và cho vào giã cùng vài hạt muối và hòa tan trong 1 lít nước sạch được đựng trong chậu sạch.

 

Sử dụng khăn xô lọc bỏ phần bã lá khế, các mẹ chỉ sử dụng phần nước để tắm cho bé. Hãy đảm bảo rằng những dụng cụ được sử dụng đều sạch và được khử trùng an toàn.

 

Cách dùng:

 

Sau khi đã có nước lá khế giã được lọc cẩn thận trong chậu, mẹ đặt phần mông, phần bẹn của bé vào chậu và dùng tay mát xa da, nơi bị hăm nhẹ nhàng để không làm đau rát da bé.

 

Sau khi rửa với nước lá khế, mẹ nhớ rửa lại cho bé với nước sạch và lau khô người với khăn mềm. Thực hiện 2 -3 lần/ ngày, đảm bảo sẽ chữa hăm cho trẻ sơ sinh nhà bạn với hiệu quả trông thấy.

 

Không chỉ có lá khế, sử dụng lá trầu để chữa hăm cho trẻ sơ sinh cũng là bài thuốc dân gian được tương truyền vừa an toàn mà có hiệu quả.

 

Ngoài ra, trong thời gian bé bị hăm tã, các mẹ cần tuân thủ 5 nguyên tắc vàng sau đây để giúp việc điều trị hăm tã đạt hiệu quả tốt nhất:

 

– Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng da bị hăm của trẻ, hạn chế các loại thực phẩm có tính axit cao để tránh tình trạng hăm tã nặng hơn.

 

– Hạn chế mặc tã, nếu có mặc thì sử dụng loại tã tốt, co giãn, mềm mại và thấm hút tốt, thường xuyên thay tã sau mỗi 2-4 giờ hoặc sau mỗi lần bé đi tiểu hoặc đại tiện.

 

 

– Đảm bảo vùng da bị hăm của trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng, chọn loại quần áo mềm mịn, thoáng khí,… để tránh làm hầm bí da trẻ.

 

– Tuyệt đối không được sử dụng phấn rôm vì khi trẻ đổ mồ hôi, chính phấn rôm sẽ làm bít tắt lỗ chân lông, ứ đọng dưới da sẽ làm da của bé khi bị hăm dễ dẫn đến tình trạng hăm nặng hơn.

 

– Đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm sau 1 tuần hoặc có dấu hiệu mưng mủ, lỡ loét lan rộng,…

 

– Tuyệt đối không được sử dụng sản phẩm vệ sinh hàng ngày có chứa thành phần hoá chất kích ứng như chất bảo quản, chất tẩy rửa, chất tạo mùi, chất diệt trùng,…

 Vy Vy (TH)

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

Sức Khỏe
Boliveric

Boliveric