Mẹ bầu nên đi khám thai bao nhiêu lần trước khi sinh?

Khi mang bầu, cách dễ dàng nhất để biết được tình trạng thai nhi có ổn định và phát triển khỏe mạnh hay không thì các mẹ phải dành thời gian để đi khám thai định kỳ. Nhưng đối với những mẹ mới mang bầu thì có lẽ các mẹ sẽ không có nhiều hiểu biết về việc đi khám thai.


Do vậy, hãy cùng chúng tôi điểm qua một số điều mẹ bầu cần biết khi đi khám thai nhé!


Trước khi sinh nở thì mẹ bầu cần đi khám thai bao nhiêu lần? Đây là câu hỏi thường được các mẹ thắc mắc, các mẹ nên đi khám thai từ khoảng 10 đến 15 lần trước khi sinh nở. Và khi đi khám, thì chỉ nên lựa chọn một bác sĩ mà mình tin tưởng để theo dõi sức khỏe của mình và thai nhi trong thời kỳ mang thai.

 

Khám thai định kỳ


Thường thì các mẹ nên đi khám thai mỗi tháng một lần trong 6 tháng đầu tiên. Từ tuần thứ 28 trở đi đến tuần thứ 36 thì các mẹ nên đi khám bác sĩ 2 tuần một lần, và trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai thì các mẹ nên đi khám 1 tuần một lần.
Trước khi đi khám thai, các mẹ nên chuẩn bị những câu hỏi thắc mắc hoặc là những kiến thức cần thiết khi mang thai để hỏi bác sĩ. Đặc biệt, nếu trong giai đoạn mang thai, các mẹ có gặp bất kỳ một triệu chứng nào bất thường xảy ra thì cũng nên đi khám bác sĩ ngay.


Khi đi khám thai, các bác sĩ sẽ thường hỏi các mẹ cảm thấy cơ thể mình như thế nào, hay tâm trạng của mẹ khi mang thai và sau đó là những câu hỏi về chuyên môn để từ đó đưa ra những chẩn đoán về tình trạng của thai nhi.

 

Nghe theo lời khuyên của bác sĩ


Các mẹ chắc chắn cần đi khám thai trước khi sinh để có thể theo dõi được tình trạng của thai nhi cũng như có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để có thể kịp thời xử lý. Nếu như các mẹ cảm thấy khi mang thai, cơ thể mình vẫn bình thường và mọi thứ đều ổn định thì cũng không nên chủ quan không đi khám thai. Các mẹ dù không có bất kỳ những dấu hiệu lạ nào thì cũng nên đi khám để chắc chắn rằng mọi thứ đều đang diễn ra tốt đẹp.


Khi khám thai, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp, nước tiểu và cả kích thước vòng bụng của mẹ. Đồng thời sẽ kiểm tra vị trí và nhịp tim của con. Các bước kiểm tra sẽ phải được tuân thủ theo đúng trình tự và sẽ có những biện pháp xử lý nếu như có biến chứng xảy ra.


Sau khi thực hiện khám thai xong, các bãc sĩ sẽ nói và phân tích cho các mẹ biết tình trạng mang thai của mình để đưa ra những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, hay làm việc… hoặc cả những khuyến cáo.

 

HN (TH) 

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

Sức Khỏe
Boliveric

Boliveric