Thuốc opecipro thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá thuốc tại canhgiacduoc.com?

Nhiều người thắc mắc Thuốc opecipro là loại thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá thuốc tại canhgiacduoc.com? Bài viết hôm nay https://trungtamthuoc.com sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

  • Thuốc tagamet là loại thuốc gì?
  • Thuốc mikrofollin là loại thuốc gì?
  • Thuốc merislon là loại thuốc gì?

Thuốc opecipro là loại thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá thuốc tại canhgiacduoc.com?

Dược lý và cơ chế tác dụng

Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm quinolon, còn được gọi là các chất ức chế DNA girase. Do ức chế enzym DNA girase, nên thuốc ngăn sự sao chép của chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được nhanh chóng. Ciprofloxacin có tác dụng tốt với các vi khuẩn kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác (aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin, penicilin…) và được coi là một trong những thuốc có tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon.
Ciprofloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hóa. Khi có thức ăn và các thuốc chống toan, hấp thu thuốc bị chậm lại nhưng không bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Sau khi uống, nồng độ tối đa của ciprofloxacin trong máu xuất hiện sau 1 – 2 giờ với khả dụng sinh học tuyệt đối là 70 – 80%. Với liều 250 mg (cho người bệnh nặng 70 kg), nồng độ tối đa trung bình trong huyết thanh là vào khoảng 1,2 mg/lít. Nồng độ tối đa trung bình trong huyết thanh ứng với các liều 500 mg, 750 mg, 1000 mg là 2,4 mg/lít, 4,3 mg/lít và 5,4 mg/lít.
Nồng độ tối đa trong huyết tương sau khi truyền tĩnh mạch trong 30 phút với liều 200 mg là 3 – 4 mg/lít.
Nửa đời trong huyết tương là khoảng 3,5 đến 4,5 giờ ở người bệnh có chức năng thận bình thường, thời gian này dài hơn ở người bệnh bị suy thận và ở người cao tuổi (xem thêm ở phần liều lượng). Dược động học của thuốc không thay đổi đáng kể ở người bệnh mắc bệnh nhày nhớt.
Thể tích phân bố của ciprofloxacin rất lớn (2 – 3 lít/kg thể trọng) và do đó, lọc máu hay thẩm tách màng bụng chỉ rút đi được một lượng nhỏ thuốc. Thuốc được phân bố rộng khắp và có nồng độ cao ở những nơi bị nhiễm khuẩn (các dịch cơ thể, các mô), nói chung thuốc dễ ngấm vào mô. Nồng độ trong mô thường cao hơn nồng độ trong huyết thanh, đặc biệt là ở các nhu mô, cơ, mật và tuyến tiền liệt. Nồng độ trong dịch bạch huyết và dịch ngoại bào cũng gần bằng nồng độ trong huyết thanh. Nồng độ thuốc trong nước bọt, nước mũi, đờm, dịch ổ bụng, da, sụn và xương tuy có thấp hơn, nhưng vẫn ở mức độ thích hợp. Nếu màng não bình thường, thì nồng độ thuốc trong dịch não tủy chỉ bằng 10% nồng độ trong huyết tương; nhưng khi màng não bị viêm, thì thuốc ngấm qua nhiều hơn. Ciprofloxacin đi qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ. Trong mật cũng có nồng độ thuốc cao.
Khoảng 40 – 50% liều uống đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. Khoảng 75% liều tiêm tĩnh mạch đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu và 15% theo phân. Hai giờ đầu tiên sau khi uống liều 250 mg, nồng độ ciprofloxacin trong nước tiểu có thể đạt tới trên 200 mg/lít và sau 8 – 12 giờ là 30 mg/lít. Các đường đào thải khác là chuyển hóa ở gan, bài xuất qua mật, và thải qua niêm mạc vào trong lòng ruột (đây là cơ chế đào thải bù trừ ở người bệnh bị suy thận nặng). Thuốc được đào thải hết trong vòng 24 giờ.
Phổ kháng khuẩn:
Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rất rộng, bao gồm phần lớn các mầm bệnh quan trọng. Phần lớn các vi khuẩn Gram âm, kể cả Pseudomonas và Enterobacter đều nhạy cảm với thuốc.
Các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như Salmonella, Shigella, Yersina và Vibrio cholerae thường nhạy cảm cao. Tuy nhiên, với việc sử dụng ngày càng nhiều và lạm dụng thuốc, đã có báo cáo về tăng tỷ lệ kháng thuốc củaSalmonella.
Các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như Haemophilus và Legionella thường nhạy cảm, Mycoplasma và Chlamydia chỉ nhạy cảm vừa phải với thuốc.
Neisseria thường rất nhạy cảm với thuốc.
Nói chung, các vi khuẩn Gram dương (các chủng Enterococcus, Staphylococcus, Streptococcus, Listeria monocytogenes…) kém nhạy cảm hơn. Ciprofloxacin không có tác dụng trên phần lớn các vi khuẩn kỵ khí.
Do cơ chế tác dụng đặc biệt của thuốc nên ciprofloxacin không có tác dụng chéo với các thuốc kháng sinh khác như aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin, penicilin…
Theo báo cáo của Chương trình giám sát quốc gia của Việt Nam về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp (1997) và thông tin số 4 năm 1999, thì ciprofloxacin vẫn có tác dụng cao đối với Salmonella typhi (100%), Shigella flexneri (100%). Các vi khuẩn đang tăng kháng ciprofloxacin gồm có Staphylococcus aureus kháng ciprofloxacin với tỉ lệ 20,6%, Escherichia coli kháng ciprofloxacin với tỉ lệ 27,8% và S. pneumoniae kháng ciprofloxacin với tỉ lệ 30%. Tình hình kháng kháng sinh ở các tỉnh phía nam có cao hơn các tỉnh phía bắc. Việc sử dụng ciprofloxacin cần phải thận trọng, có chỉ định đúng, vì kháng ciprofloxacin cũng giống như kháng các thuốc kháng sinh khác là một vấn đề ngày càng thường gặp (xem phần Liều lượng).

Thuốc opecipro là loại thuốc gì? chữa trị bệnh gì?

Thuốc opecipro là thuốc kháng sinh có tác dụng:

– CHữa trị các chứng nhiễm khuẩn hô hấp trên, dưới
– Nhiễm khuẩn da, mô mềm
– Nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, phụ khoa
– Nhiễm khuẩn sản khoa, máu

Thành phần của thuốc:

– Ciprofloxacin………..500mg
– Tá dược vừa đủ 1 viên

Thuốc opecipro là loại thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá thuốc tại canhgiacduoc.com?

Liều dùng và cách sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc mà gây ra những hậu quả không lường trước.

Đề xuất của thuốc:

– Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa biến chứng: uống ½ viên/ lần, ngày x 2 lần
– Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng: uống 1 viên/ lần, ngày x 2 lần
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp và viêm xương tủy xương: uống 1,5 viên/ lần, ngày x 2 lần
– Các nhiễm khuẩn khác: uống 1 viên/ lần, ngày x 2 lần
+ Suy thận: ClCr 30 – 50 mL/phút: 250 – 500 mg/12 giờ
+ Suy thận: ClCr 5 – 29 mL/phút: 250 – 500 mg/18 giờ
+ Lọc thận: 250 – 500 mg/24 giờ.
– Dùng thuốc trước hoặc sau khi ăn

Những người không nên dùng thuốc:

– Mẫn cảm với thành phần của thuốc
– Tiền sử đứt gân, viêm gân
– Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em
– Người động kinh

Những tác dụng phụ không mong muốn:

– Dị ứng, phát ban
– Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng
– Nhức đầu, chóng mặt, tăng men gan

Khi có những dấu hiệu của tác dụng phụ nên đến ngay bệnh viện để chữa trị kịp thời, tránh để lâu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Thuốc opecipro giá thuốc tại canhgiacduoc.com?

– Thuốc opecipro có giá 45.000 / hộp 2 vỉ x 7 viên.

Opecipro 500 là thuốc có thành phần hoạt chất là Ciprofloxacin (dưới dạng ciprofloxacin HCl.H2O) 500mg, do Công ty cổ phần dược phẩm OPV sản xuất. Xuất xứ: Việt Nam
Thông tin chi tiết:
Tên thuốc: Opecipro 500
Tên hoạt chất: Ciprofloxacin (dưới dạng Ciprofloxacin hcl.h2o) 500mg
Hàm lượng:
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Tiêu chuẩn: TCCS
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 7 viên; hộp 1 chai 100 viên
Số đăng ký: VD-21676-14
Hạn dùng: 36 tháng
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm OPV
Nước sản xuất: Việt Nam
Địa chỉ SX: Số 27 đường 3A, KCN Biên Hoà 2, Đồng Nai
Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm OPV
Địa chỉ đăng ký: Số 27 đường 3A, KCN Biên Hoà 2, Đồng Nai

Qua bài viết Thuốc opecipro là loại thuốc gì chữa trị bệnh gì giá thuốc tại canhgiacduoc.com? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

công dụng thuốc opecipro
gia thuoc opecipro 500mg
tac dung thuoc opecipro
thuoc khang sinh opecipro
cach dung thuoc opecipro
tim thuoc opecipro
ten thuoc opecipro

Không có phản hồi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

Sức Khỏe
Boliveric

Boliveric