Thông báo tuyển dụng cán bộ dự án Dự án Tăng cường qu
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Thông báo tuyển dụng cán bộ dự án Dự án Tăng cường quản lý chất lượng Phòng xét nghiệm Y học tại Việt Nam, giai đoạn 2015-2020
Dự án Tăng cường quản lý chất lượng Phòng xét nghiệm Y học và một số vấn đề liên quan ở Việt Nam, giai đoạn 2015-2020 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế, do CDC tài trợ, thực hiện các hoạt động với mục đích, chiến lược sau:
1. Nâng cao năng lực phát hiện, xác định và theo dõi các vi khuẩn kháng thuốc để ứng phó hiệu quả với sự xuất hiện của vi khuẩn kháng mới;
2. Tăng cường hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm tại các cơ sở y tế các tuyến cũng như thực hiện các chương trình ngoại kiểm và nội kiểm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và viêm gan vi rút.
3. Hoàn thiện hệ thống quản lý phòng xét nghiệm và lâm sàng để nâng cao chất lượng y tế trong hệ thống khám chữa bệnh, bao gồm cả điều trị HIV và các bệnh khác;
4. Xây dựng và thực hiện các chính sách quốc gia, các chương trình và hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật liên quan đến kháng thuốc, kiểm soát nhiễm khuẩn, cải tiến chất lượng, quản lý chất lượng xét nghiệm và chẩn đoán & điều trị viêm gan là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao với bệnh nhân có HIV.
Hiện nay, Dự án cần tuyển một số cán bộ dự án chi tiết như sau (trong file kèm theo):
– Nhà tài trợ: CDC Hoa kỳ
– Mục tiêu dự án:
1. Nâng cao năng lực phát hiện, xác định và theo dõi các vi khuẩn kháng thuốc để ứng phó hiệu quả với sự xuất hiện của vi khuẩn kháng mới;
2. Tăng cường hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm tại các cơ sở y tế các tuyến cũng như thực hiện các chương trình ngoại kiểm và nội kiểm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và viêm gan vi rút.
3. Hoàn thiện hệ thống quản lý phòng xét nghiệm và lâm sàng để nâng cao chất lượng y tế trong hệ thống khám chữa bệnh, bao gồm cả điều trị HIV và các bệnh khác;
4. Xây dựng và thực hiện các chính sách quốc gia, các chương trình và hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật liên quan đến kháng thuốc, kiểm soát nhiễm khuẩn, cải tiến chất lượng, quản lý chất lượng xét nghiệm và chẩn đoán & điều trị viêm gan là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao với bệnh nhân có HIV.
– Fax: (+ 84-4) 6273 3389
1. Vị trí: Kế toán dự án/Hỗ trợ hành chính
2. Giới thiệu chung:
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Là một phần của nỗ lực này, Bộ y tế Việt Nam tiếp tục thực hiện, nỗ lực để tăng cường hệ thống y tế quốc gia. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế (VAMS), với vai trò là cơ quan quản lý thuộc Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng các quy định và chính sách quốc gia cũng như chỉ đạo, quản lý, theo dõi và giám sát Hệ thống khám chữa bệnh để đảm bảo Hệ thống hoạt động hiệu quả và chất lượng.
Báo cáo đánh giá về tình hình sức khỏe ở Việt Nam cho thấy, trong khi chỉ số y tế của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, đất nước tiếp tục đối phó với một loạt các vấn đề sức khỏe mới, bao gồm sự gia tăng đáng báo động các vi khuẩn kháng kháng sinh và dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục gia tăng.
Từ năm 2009, HHS/CDC Việt Nam đã cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho VAMS để thực hiện kế hoạch hành động quốc gia và chiến lược y tế.
HHS / CDC Việt Nam thông qua thỏa thuận hợp tác tiếp tục 5 năm, 2015-2020 (CoAg) sẽ tiếp tục hỗ trợ VAMS cả về chuyên môn kỹ thuật và tài chính để VAMS có thể thực hiện các chiến lược sau:
– Nâng cao năng lực phát hiện, xác định và theo dõi các vi khuẩn kháng thuốc để ứng phó hiệu quả với sự xuất hiện của vi khuẩn kháng mới;
– Tăng cường hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm tại các cơ sở y tế các tuyến cũng như thực hiện các chương trình ngoại kiểm và nội kiểm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và viêm gan vi rút.
– Hoàn thiện hệ thống quản lý phòng xét nghiệm và lâm sàng để nâng cao chất lượng y tế trong hệ thống khám chữa bệnh, bao gồm cả điều trị HIV và các bệnh khác;
– Xây dựng và thực hiện các chính sách quốc gia, các chương trình và hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật liên quan đến kháng thuốc, kiểm soát nhiễm khuẩn, cải tiến chất lượng, quản lý chất lượng xét nghiệm và chẩn đoán & điều trị viêm gan là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao với bệnh nhân có HIV.
VAMS / CDC COAG đang tìm kiếm ứng viên có đủ điều kiện, và nhiệt tình để tuyển vào vị trí Kế toán/hỗ trợ hành chính cho Ban quản lý dự án.
3. Khái quát nhiệm vụ
Ứng viên trúng tuyển sẽ chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ của dự án, giám sát và quản lý các phí dự án trong quá trình triển khai dự án để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động quản lý tài chính của dự án được thực hiện đầy đủ và phù hợp với các quy định tài chính của nhà tài trợ cũng như Luật Kế toán của Việt Nam. Đồng thời có vai trò quản lý, ghi sổ, lưu giữ các hóa đơn, chứng từ, giao dịch ngân hàng, theo dõi ngân sách và chuẩn bị các báo cáo tài chính khi được yêu cầu cũng như các hỗ trợ về hành chính cho dự án..
4. Trách nhiệm và các nhiệm vụ cụ thể:
Với vai trò là kế toán:
– Hỗ trợ kế toán trưởng và giám đốc, liên quan đến soạn hợp đồng, thay đổi và chỉnh sửa hợp đồng, rà soát hợp đồng và các nghiệp vụ khác liên quan đến thanh toán.
– Thu thập và phân tích các thông tin tài chính để chuẩn bị báo cáo tài chính về các sổ sách kế toán.
– Bảo đảm các giao dịch tài chính được lưu giữ đầy đủ phù hợp với luật Việt Nam và các qui định của CDC
– Bảo đảm nộp báo cáo tài chính đúng hạn cho Bộ Y tế và CDC
– Chuẩn bị các Báo cáo quản lý tài chính
– Bảo đảm sự chính xác của các báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quí, hàng năm và kết thúc giai đoạn.
– Giải quyết các vấn đề liên quan tới tài chính và kế toan
– Thực hiện các giao dịch về thuế.
– Quản lý hệ thống lưu giữ các thông tin tài chính
– Chuẩn bị cho kiểm toán và điều phối sự tham gia của Bộ Y tế và CDC trong quá trình thực hiện kiểm toán
– Đảm bạo độ chính xác về các thông tin chi tiêu, giải ngân
Với vai trò là cán bộ hành chính:
– Sắp xếp hậu cần cho, và tổ chức / điều phối các cuộc họp / hội thảo và đi lại liên quan đến triển khai dự án (phối hợp với cán bộ kỹ thuật, kế toán và cán bộ lập kế hoạch)
– Giúp cán bộ Kế hoạch và Quản lý dự án đối với các hoạt động hành chính thường ngày
– Chấm công cho các cán bộ dự án
– Tham gia các hoạt động tập huấn.
– Duy trì cơ sở dữ liệu, lưu giữ tài liệu, điều phối tổ chức các cuộc họp và đi lại, hỗ trợ tập hợp các tài liệu giảng dạy và các bảng biểu cơ bản.
– Ghi biên bản cuộc họp.
– Các nhiệm vụ khác theo sự phân công.
5. Yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm.
– Cử nhân Kế toán hoặc Tài chính
– Ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong quản lý hành chính, kế toán chi phí, kiểm toán, ngân sách, kế hoạch tài chính, hoặc phân tích tài chính
– Ưu tiên có kinh nghiệm làm việc với các dự án quốc tế.
– Kỹ năng phân tích tốt
– Cẩn thận chi tiết
– Kỹ năng giao tiếp tốt.
– Kỹ năng sử dụng Microsoft văn phòng tốt.
– Biết tiếng Anh.
6. Giai đoạn làm việc
Từ năm 2016 đến năm 2020 và có khả năng kéo dài. Công việc bắt đầu ngay khi được tuyển dụng, dự kiến vào ngày 15 tháng 8 năm 2016 hoặc có thể sớm hơn.
Thời gian làm việc: Toàn thời gian, 40 giờ mỗi tuần hoặc làm thêm ngoài giờ nếu dự án cần.
7. Hướng dẫn nộp hồ sơ:
Ứng viên quan tâm vui lòng gửi sơ yếu lý lịch chi tiết của mình và đơn xin việc bằng tiếng Việt và tiếng Anh, giấy khám sức khỏe, các văn bằng, chứng chỉ liên quan bằng bản cứng tới:
Dược sĩ Ngô Thị Bích Hà, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Và gửi bản mềm đến địa chỉ email:
Email: bichhamoh@gmail.com và hns7@cdc.gov
8. Hạn nộp đơn:
Ngày 28 tháng 7 năm 2016
1. Vị trí: Cán bộ Kế hoạch
2. Giới thiệu chung:
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Là một phần của nỗ lực này, chính phủ Việt Nam tiếp tục theo đuổi những nỗ lực để tăng cường hệ thống y tế quốc gia. Cục Quản lý khám chữa bệnh (VAMS), với vai trò là cơ quan quản lý cao nhất thuộc Bộ Y tế, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng các quy định và chính sách quốc gia cũng như quản lý và giám sát Hệ thống khám chữa bệnh để đảm bảo Hệ thống hoạt động hiệu quả và chất lượng.
Báo cáo đánh giá về tình hình sức khỏe ở Việt Nam cho thấy, trong khi chỉ số y tế của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, đất nước tiếp tục đối phó với một loạt các vấn đề sức khỏe mới, bao gồm sự gia tăng đáng báo động các vi khuẩn kháng kháng sinh và dịch HI /AIDS vẫn đang tiếp tục gia tăng.
Từ năm 2009, HHS / CDC Việt Nam đã cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho VAMS để thực hiện kế hoạch hành động quốc gia và chiến lược y tế.
HHS / CDC Việt Nam thông qua thỏa thuận hợp tác tiếp tục 5 năm, 2015-2020 (CoAg) sẽ tiếp tục hỗ trợ VAMS cả về chuyên môn kỹ thuật và tài chính để VAMS có thể thực hiện các chiến lược sau:
– Nâng cao năng lực phát hiện, xác định và theo dõi các vi khuẩn kháng để ứng phó hiệu quả với sự xuất hiện của vi khuẩn kháng mới;
– Tăng cường hệ thống quản lý chất lượng phòng xét nghiệm tại các cơ sở y tế các cấp cũng như các chương trình ngoại kiểm và nội kiểm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và viêm gan vi rút
– Hoàn thiện hệ thống quản lý phòng xét nghiệm và lâm sàng để nâng cao chất lượng y tế trong hệ thống khám chữa bệnh, bao gồm cả điều trị HIV và các bệnh khác;
– Xây dựng và thực hiện các chính sách quốc gia, các chương trình và hướng dẫn chuyên môn liên quan đến AMR, kiểm soát nhiễm khuẩn, cải tiến chất lượng, quản lý chất lượng xét nghiệm và chẩn đoán & điều trị viêm gan là một bệnh có khả năng bị nhiễm cao trong các bệnh nhân HIV.
VAMS / CDC COAG đang tìm kiếm ứng viên có đủ điều kiện, và nhiệt tình để tuyển vào vị trí Cán bộ Kế hoạch cho Ban quản lý dự án.
3. Khái quát nhiệm vụ
Ứng viên trúng tuyển sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ phối hợp trong chuẩn bị và thực hiện các cấu phần khác nhau của dự án này. Hỗ trợ ban quản lý trong việc lập kế hoạch, quản lý và điều phối các hoạt động do CDC hỗ trợ và được VAMS triển khai. Trong vai trò này, ứng viên trúng tuyển sẽ hỗ trợ điều phối viên giúp Giám đốc, Phó giám đốc và các Đầu mối kỹ thuật và nhà tài trợ để bảo đảm rằng các hoạt động của dự án được triển khai kịp thời, hiệu quả.
4. Trách nhiệm và các nhiệm vụ cụ thể:
Kế hoạch:
– Xây dựng và cập nhật hàng tháng, hàng quý và hàng năm các kế hoạch hoạt động theo mục tiêu, phân công của dự án đề ra trên cơ sở phối hợp với các cán bộ đầu mối kỹ thuật và theo sự chỉ đạo của các lãnh đạo dự án.
– Chuẩn bị tài liệu và kế hoạch bao gồm các hoạt động, ngân sách ước lượng và tiến độ thực hiện, và gửi cho CDC theo yêu cầu và theo các quy tắc và các quy định của Thỏa thuận Hợp tác.
– Hỗ trợ về quản lý Thỏa thuận hợp tác và thông tin liên lạc giữa CDC và VAMS về các vấn đề liên quan tới Co-Ag
Thực hiện:
– Hỗ trợ việc điều phối các hoạt động dự án theo đúng tiến độ và kế hoạch theo thỏa thuận giữa CDC và VAMS
– Hướng dẫn việc thực hiện tại các cơ sở triển khai và các cơ quan khác có liên quan trong việc chuẩn bị các kế hoạch nêu trên và các văn bản triển khai khác.
– Cung cấp tài liệu, mẫu, hướng dẫn và hỗ trợ triển khai cho các cơ sở triển khai.
– Đưa ra các khuyến nghị về quản lý dự án trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh nhằm đảm bảo đạt được các yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
– Tổng hợp các khuyến nghị và hướng dẫn từ Tổ công tác kỹ thuật thuộc CDC-VAMS COAG
– Phối hợp và hợp tác dựa trên các thực hành tốt nhất và hiệu quả với các dự án khác, chẳng hạn như GDPM, VAAC, WHO, GARP và các đối tác quốc tế và trong nước khác
Quản lý:
– Hỗ trợ lãnh đạo trong triển khai các công việc hàng ngày của dự án. Khi được giao, sẽ đóng vai trò là đại diện cho lãnh đạo của dự án trong các cuộc họp với các đối tác liên quan..
– Sắp xếp phiên dịch cho các cuộc họp với các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế, đảm bảo hỗ trợ tiếng Anh cho các thành viên của ban quản lý dự án khi cần thiết.
– Hỗ trợ về quản lý của Thỏa thuận hợp tác, chịu trách nhiệm về báo cáo, lập ngân sách, phát triển các đề xuất và các công cụ quản lý cần thiết khác
Giám sát và Đánh giá:
– Giám sát thực hiện tại 18 phòng thí nghiệm vi sinh do dự án hỗ trợ.
– Phối hợp với cán bộ kỹ thuật để giám sát việc cung cấp kỹ thuật của các chuyên gia;
– Phối hợp thu thập các thông tin và dữ liệu, chuẩn bị các báo cáo chung và định kỳ về hoạt động của dự án;
– Chuẩn bị báo cáo về tiến độ thực hiện, báo cáo kiểm toán, hàng tháng, hàng quý, hàng năm báo cáo tóm tắt.
– Thực hiện các hoạt động đánh giá và giám sát khác khi được giao.
5. Yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm.
– Có bằng thạc sỹ về quản lý;
– Có kiến thức về hệ thống y tế ở Việt Nam, ưu tiên có kinh nghiệm về y tế;
– Kỹ năng tổ chức và hành chính tốt;
– Kỹ năng về Word, PowerPoint, Excel, và sử dụng email tốt;
– Kỹ năng về giao tiếp tốt;
– Kỹ năng làm việc nhóm,phối hợp với đồng nghiệp tốt;
– Tiếng Anh thành thạo.
6. Giai đoạn làm việc
Từ năm 2016 đến năm 2020 và có khả năng kéo dài. Công việc bắt đầu ngay khi được tuyển dụng, dự kiến vào ngày 15 tháng 8 năm 2016 hoặc có thể sớm hơn.
Thời gian làm việc: Toàn thời gian, 40 giờ mỗi tuần hoặc làm thêm ngoài giờ nếu dự án cần.
7. Hướng dẫn nộp hồ sơ:
Ứng viên quan tâm vui lòng gửi sơ yếu lý lịch chi tiết của mình và đơn xin việc bằng tiếng Việt và tiếng Anh, giấy khám sức khỏe, các văn bằng, chứng chỉ liên quan bằng bản cứng tới:
Dược sĩ Ngô Thị Bích Hà, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Và gửi bản mềm đến địa chỉ email:
Email: bichhamoh@gmail.com và hns7@cdc.gov
8. Hạn nộp đơn:
Ngày 28 tháng 7 năm 2016
1. Vị trí: Bác sỹ về các bệnh truyền nhiễm
2. Giới thiệu chung:
Hằng năm ở Việt Nam, nhiều người bệnh mắc phải các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn có khả năng kháng với một hoặc nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị cho chính những bệnh nhiễm trùng này. Không ít người trong số này đã tử vong do mắc các bệnh nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm các vi khuẩn đã kháng kháng sinh từ đó gây nên diễn biến bệnh phức tạp, làm cho tỷ lệ tử vong cao tại các cơ sở khám, chữa bệnh (AMR). Bên cạnh việc để lại những thương tật lớn và tỉ lệ tử vong cao hơn so với những nhiễm khuẩn thông thường thì chi phí cho điều trị kháng kháng sinh (AMR) là rất lớn, như vậy góp phần làm tăng gánh nặng đối với ngành y tế Việt Nam do việc điều trị tốn kém hơn, thời gian nằm bệnh viện kéo dài hơn, thầy thuốc phải thường xuyên thăm khám và tăng chi phí người bệnh hay quỹ bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế (BYT) đã có cam kết đẩy mạnh phòng, chống kháng thuốc, bao gồm việc thành lập hệ thống giám sát thường xuyên đối với các vi khuẩn kháng trên cả nước và nâng cao khả năng chuyên môn kỹ thuật của Đơn vị giám sát AMR quốc gia đặt tại Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế. Ngoài ra, BYT còn triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trên toàn quốc.
Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc giám sát AMR vào năm 2016 thông qua việc thu thập, phân tích và báo cáo số liệu về vi khuẩn kháng kháng sinh, số liệu sử dụng kháng sinh từ các bệnh nhân. Hiện tại, mục tiêu chính của giám sát AMR là để mô tả gánh nặng bệnh tật gây ra do các vi khuẩn kháng các loại kháng kháng sinh do WHO khuyến cáo, được phát hiện trong các khu điều trị tích cực tại các bệnh viện. Việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện hệ thống giám sát kháng thuốc sẽ được triển khai tiếp theo.
3. Khái quát nhiệm vụ
Ứng viên khi trúng tuyển, sẽ đóng vai trò là Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm. Nhiệm vụ chủ chốt của vị trí này là cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho Đơn vị Giám sát thuốc Quốc gia và các bệnh viện đang tham gia hệ thống giám sát AMR, hỗ trợ trong việc phân tích và báo cáo số liệu giám sát AMR, tham gia vào các chương trình giám sát không thường qui và các nghiên cứu về AMR khi cần, đồng thời đóng vai trò là chuyên gia trong nước về dịch tễ học lâm sàng, cũng như là các khái niệm và các phương pháp luận về quản ký và sử dụng kháng sinh..
Trực thuộc sự quản lý của Đơn vị Giám sát AMR, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.
4. Trách nhiệm và các nhiệm vụ cụ thể:
– Là cán bộ chuyên trách cả về mặt chuyên môn và kỹ thuật về dịch tễ học lâm sàng đối với các nhiễm khuẩn kháng thuốc
– Đóng góp các khuyến nghị về kiểm soát nhiễm khuẩn và các biện pháp sử dụng kháng sinh
– Phổ biến và đẩy mạnh những kiến thức về lây truyền và phòng chống AMR trong các cơ sở y tế.
– Đóng góp vào việc hoàn thành các chiến lược và mục tiêu cụ thể của các hoạt động giám sát AMR tại Việt Nam.
– Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật quản lý kháng sinh cho các cơ sở y tế tham gia trong hệ thống giám sát AMR
– Hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị IPC về quản lý và phòng chống lây truyền các vi khuẩn kháng.
– Đầu mối hỗ trợ kỹ thuật lâm sàng cho các cơ sở y tế để kiểm soát nhiễm khuẩn kháng thuốc.
– Tham gia xây dựng nội dung báo cáo về quản lý AMR và sử dụng kháng sinh.
– Xây dựng và hướng dẫn triển khai các nghiên cứu dịch tễ học đặc biệt để giải quyết các câu hỏi quan trọng về AMR tại Việt Nam
– Làm việc với các thành viên khác của Đơn vị Giám sát AMR Quốc gia để:
+ Cùng xác định và đưa ra những giải thích cập nhật đối với các vấn đề liên quan tới AMR trong quá trình thực hiện giám sát AMR (ví dụ như: sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc mới, gia tăng tỷ lệ kháng của vi khuẩn gây bệnh tại một số cơ sở)
+ Phối hợp làm việc với các thành viên khác trong nhóm hướng tới mục tiêu chung của hoạt động AMR tại Việt Nam.
5. Yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm..
Bằng cấp và Kinh nghiêm
– Bác sỹ hoặc tương đương
– Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm về lâm sàng (tính cả thời gian làm bác sỹ nội trú).
Ưu tiên
– Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý và phòng chống nhiễm khuẩn.
– Có kiến thức về AMR..
Kỹ năng:
– Có khả năng làm việc hiệu quả với các cán bộ tại tất cả các cấp của hệ thống y tế và y tế công cộng.
– Có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tốt
– Kỹ năng giao tiếp nói và viết tốt
– Kỹ năng về tiếng Anh là một lợi thế
6. Giai đoạn làm việc
Từ năm 2016 đến năm 2020 và có khả năng kéo dài. Công việc bắt đầu ngay khi được tuyển dụng, dự kiến vào ngày 15 tháng 8 năm 2016 hoặc có thể sớm hơn.
Thời gian làm việc: Toàn thời gian, 40 giờ mỗi tuần hoặc làm thêm ngoài giờ nếu dự án cần.
7. Hướng dẫn nộp hồ sơ:
Ứng viên quan tâm vui lòng gửi sơ yếu lý lịch chi tiết của mình và đơn xin việc bằng tiếng Việt và tiếng Anh, giấy khám sức khỏe, các văn bằng, chứng chỉ liên quan bằng bản cứng tới:
Dược sĩ Ngô Thị Bích Hà, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Và gửi bản mềm đến địa chỉ email:
Email: bichhamoh@gmail.com và hns7@cdc.gov
8. Hạn nộp đơn:
Ngày 28 tháng 7 năm 2016
1. Vị trí: Bác sỹ dịch tễ
2. Giới thiệu chung:
Hằng năm ở Việt Nam, nhiều người bệnh mắc phải các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn có khả năng kháng với một hoặc nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị cho chính những bệnh nhiễm trùng này. Không ít người trong số này đã tử vong do mắc các bệnh nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm các vi khuẩn đã kháng kháng sinh từ đó gây nên diễn biến bệnh phức tạp, làm cho tỷ lệ tử vong cao tại các cơ sở khám, chữa bệnh (AMR). Bên cạnh việc để lại những thương tật lớn và tỉ lệ tử vong cao hơn so với những nhiễm khuẩn thông thường thì chi phí cho điều trị kháng kháng sinh (AMR) là rất lớn, như vậy góp phần làm tăng gánh nặng đối với ngành y tế Việt Nam do việc điều trị tốn kém hơn, thời gian nằm bệnh viện kéo dài hơn, thầy thuốc phải thường xuyên thăm khám và tăng chi phí người bệnh hay quỹ bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế (BYT) đã có cam kết đẩy mạnh phòng, chống kháng thuốc, bao gồm việc thành lập hệ thống giám sát thường xuyên đối với các vi khuẩn kháng trên cả nước và nâng cao khả năng chuyên môn kỹ thuật của Đơn vị giám sát AMR quốc gia đặt tại Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế. Ngoài ra, BYT còn triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trên toàn quốc.
Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc giám sát AMR vào năm 2016 thông qua việc thu thập, phân tích và báo cáo số liệu về vi khuẩn kháng kháng sinh, số liệu sử dụng kháng sinh từ các bệnh nhân. Hiện tại, mục tiêu chính của giám sát AMR là để mô tả gánh nặng bệnh tật gây ra do các vi khuẩn kháng các loại kháng kháng sinh do WHO khuyến cáo, được phát hiện trong các khu điều trị tích cực tại các bệnh viện. Việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện hệ thống giám sát kháng thuốc sẽ được triển khai tiếp theo.
3. Khái quát nhiệm vụ
Ứng viên khi trúng tuyển, sẽ đóng vai trò là chuyên gia về dịch tễ học. Nhiệm vụ chủ chốt của vị trí này là hỗ trợ kỹ thuật về dịch tễ học cho Đơn vị Giám sát AMR Quốc gia và các bệnh viện hiện đang tham gia vào hệ thống giám sát AMR, là cán bộ đầu mối trong việc quản lý, phân tích và báo cáo các số liệu giám sát về AMR cấp quốc gia, xây dựng các chương trình giám sát không thường xuyên và các nghiên cứu về AMR khi cần, đồng thời đóng vai trò là chuyên gia về dịch tễ học AMR thông qua việc thực hiện những đánh giá tổng thể về số liệu giám sát AMR.
Trực thuộc sự quản lý của Đơn vị Giám sát Kháng thuốc, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
Báo cáo trực tiếp cho: Dược sỹ Ngô Thị Bích Hà, Đơn vị Giám sát Kháng thuốc, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
4. Trách nhiệm và các nhiệm vụ cụ thể:
– Là cán bộ chuyên trách cả về mặt chuyên môn và kỹ thuật về dịch tễ học
– Đóng góp các khuyến nghị về kiểm soát nhiễm khuẩn
– Phổ biến và đẩy mạnh những kiến thức về dịch tễ và phòng chống AMR trong các cơ sở y tế.
– Hiểu được các phương pháp dịch tễ học và các phương pháp thống kê sinh học hiện có để sử dụng phân tích các dữ liệu giám sát AMR và dữ liệu sử dụng kháng sinh
– Tham gia điều phối và thực hiện các hoạt động giám sát AMR tại Việt Nam
– Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về dịch tễ học cho các cơ sở y tế tham gia trong hệ thống giám sát AMR
– Đầu mối cho các hoạt động quản lý dữ liệu của hệ thống giám sát AMR
– Thiết kế và phân tích tình hình dịch tễ thông qua các dữ liệu báo cáo từ hệ thống giám sát AMR
– Đầu mối soạn thảo các báo cáo giám sát thường xuyên
– Cung cấp và giải thích các dữ liệu AMR cho Trưởng Đơn vị Giám sát AMR và lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh.
– Xây dựng và hướng dẫn triển khai các nghiên cứu dịch tễ học đặc biệt để giải quyết các câu hỏi quan trọng về AMR tại Việt Nam
– Làm việc với các thành viên khác của Đơn vị Giám sát AMR Quốc gia để:
+ Cùng xác định và đưa ra những giải thích cập nhật đối với các vấn đề liên quan tới AMR trong quá trình thực hiện giám sát AMR (ví dụ như: sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng thuốc mới, gia tăng tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn tại một số cơ sở)
+ Phối hợp làm việc với các thành viên khác trong nhóm hướng tới mục tiêu chung của hoạt động AMR tại Việt Nam.
5. Yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm.
– Trình độ Thạc sỹ Bác sỹ hoặc Thạc sỹ y tế, có chuyên môn về dịch tễ học với ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc như bác sĩ y khoa tại một cơ sở y tế, cơ quan chính phủ, hoặc phi chính phủ
– Có khả năng làm việc hiệu quả với các cán bộ tại tất cả các cấp của hệ thống y tế và y tế công cộng.
– Có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tốt
– Kỹ năng giao tiếp nói và viết tốt
– Kỹ năng về tiếng Anh là một lợi thế
6. Giai đoạn làm việc
Từ năm 2016 đến năm 2020 và có khả năng kéo dài. Công việc bắt đầu ngay khi được tuyển dụng, dự kiến vào ngày 15 tháng 8 năm 2016 hoặc có thể sớm hơn.
Thời gian làm việc: Toàn thời gian, 40 giờ mỗi tuần hoặc làm thêm ngoài giờ nếu dự án cần.
7. Hướng dẫn nộp hồ sơ:
Ứng viên quan tâm vui lòng gửi sơ yếu lý lịch chi tiết của mình và đơn xin việc bằng tiếng Việt và tiếng Anh, giấy khám sức khỏe, các văn bằng, chứng chỉ liên quan bằng bản cứng tới:
Dược sĩ Ngô Thị Bích Hà, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Và gửi bản mềm đến địa chỉ email:
Email: bichhamoh@gmail.com và hns7@cdc.gov
8. Hạn nộp đơn:
Ngày 28 tháng 7 năm 2016
1. Vị trí: Chuyên gia quản lý hệ thống thông tin
2. Giới thiệu chung:
Hằng năm ở Việt Nam, nhiều người bệnh mắc phải các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn có khả năng kháng với một hoặc nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị cho chính những bệnh nhiễm trùng này. Không ít người trong số này đã tử vong do mắc các bệnh nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm các vi khuẩn đã kháng kháng sinh từ đó gây nên diễn biến bệnh phức tạp, làm cho tỷ lệ tử vong cao tại các cơ sở khám, chữa bệnh (AMR). Bên cạnh việc để lại những thương tật lớn và tỉ lệ tử vong cao hơn so với những nhiễm khuẩn thông thường thì chi phí cho điều trị kháng kháng sinh (AMR) là rất lớn, như vậy góp phần làm tăng gánh nặng đối với ngành y tế Việt Nam do việc điều trị tốn kém hơn, thời gian nằm bệnh viện kéo dài hơn, thầy thuốc phải thường xuyên thăm khám và tăng chi phí người bệnh hay quỹ bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế (BYT) đã có cam kết đẩy mạnh phòng, chống kháng thuốc, bao gồm việc thành lập hệ thống giám sát thường xuyên đối với các vi khuẩn kháng trên cả nước và nâng cao khả năng chuyên môn kỹ thuật của Đơn vị giám sát AMR quốc gia đặt tại Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế. Ngoài ra, BYT còn triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trên toàn quốc.
Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc giám sát AMR vào năm 2016 thông qua việc thu thập, phân tích và báo cáo số liệu về vi khuẩn kháng kháng sinh, số liệu sử dụng kháng sinh từ các bệnh nhân. Hiện tại, mục tiêu chính của giám sát AMR là để mô tả gánh nặng bệnh tật gây ra do các vi khuẩn kháng các loại kháng kháng sinh do WHO khuyến cáo, được phát hiện trong các khu điều trị tích cực tại các bệnh viện. Việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện hệ thống giám sát kháng thuốc sẽ được triển khai tiếp theo.
3. Khái quát nhiệm vụ
Ứng viên khi trúng tuyển, sẽ đóng vai trò là chuyên gia về hệ thống thông tin. Nhiệm vụ chủ chốt của vị trí này là quản lý và phát triển hệ thống thông tin phục vụ cho hệ thống giám sát AMR, hỗ trợ kỹ thuật cho Đơn vị giám sát AMR Quốc gia và các bệnh viện đang tham gia hệ thống giám sát AMR, hỗ trợ quản lý và báo cáo số liệu AMR, đồng thời hỗ trợ quản lý số liệu cho các hoạt động giám sát không thường xuyên và các nghiên cứu về AMR khi cần thiết.
Trực thuộc sự quản lý của Đơn vị Giám sát AMR, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế
4. Trách nhiệm và các nhiệm vụ cụ thể:
– Cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật về hệ thống thông tin cho các cơ sở y tế đang tham gia vào hệ thống giám sát AMR và sử dụng kháng sinh
– Quản lý số liệu và lưu giữ số liệu của hệ thống giám sát AMR
– Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn (IPC) khi cần thiết đối với việc tổ chức quản lý kết nối thông tin
– Quản lý và cung cấp số liệu để hoàn thiện các báo cáo giám sát định kỳ.
– Phát triển các cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu đặc thù về dịch tễ học để giải quyết các câu hỏi về các vấn đề AMR tại Việt Nam
– Làm việc với các đơn vị thuộc Cục Quản lý khám chữa bệnh để xây dựng các giải pháp cho hệ thống thông tin liên quan tới các dự án về AMR (ví dụ: Hệ thống giám sát thuộc đơn vị IPC)
– Củng cố hệ thống thông tin và các phương pháp quản lý số liệu AMR và sử dụng kháng sinh một cách bền vững
– Làm việc với các thành viên khác của Đơn vị Giám sát AMR Quốc gia để:
+ Cùng xác định và đưa ra những giải thích cập nhật đối với các vấn đề liên quan tới AMR trong quá trình thực hiện giám sát AMR (ví dụ như: sự xuất hiện của các dạng kháng thuốc mới, gia tăng tỷ lệ mắc của AMR tại một số cơ sở)
+ Phối hợp làm việc với các thành viên khác trong nhóm hướng tới mục tiêu chung của hoạt động AMR tại Việt Nam
5. Yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm.
– Quốc tịch Việt Nam
Bằng cấp và Kinh nghiêm
– Cử nhân công nghệ thông tin hoặc trong các lĩnh vực có liên quan
– Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc về hệ thống thông tin.
Ưu tiên
– Có kinh nghiệm làm việc với hệ thống thông tin y tế.
– Có kinh nghiệm làm việc với các hệ thống thông tin quản lý số liệu y tế công cộng, cụ thể là số liệu giám sát
Kỹ năng:
– Có khả năng làm việc hiệu quả với các cán bộ tại tất cả các cấp của hệ thống y tế và y tế công cộng.
– Có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tốt
– Kỹ năng giao tiếp nói và viết tốt
– Kỹ năng về tiếng Anh là một lợi thế
6. Giai đoạn làm việc
Từ năm 2016 đến năm 2020 và có khả năng kéo dài. Công việc bắt đầu ngay khi được tuyển dụng, dự kiến vào ngày 15 tháng 8 năm 2016 hoặc có thể sớm hơn.
Thời gian làm việc: Toàn thời gian, 40 giờ mỗi tuần hoặc làm thêm ngoài giờ nếu dự án cần.
7. Hướng dẫn nộp hồ sơ:
Ứng viên quan tâm vui lòng gửi sơ yếu lý lịch chi tiết của mình và đơn xin việc bằng tiếng Việt và tiếng Anh, giấy khám sức khỏe, các văn bằng, chứng chỉ liên quan bằng bản cứng tới:
Dược sĩ Ngô Thị Bích Hà, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Và gửi bản mềm đến địa chỉ email:
Email: bichhamoh@gmail.com và hns7@cdc.gov
8. Hạn nộp đơn:
Trước ngày 28 tháng 7 năm 2016
1. Vị trí: Chuyên gia vi sinh
2. Giới thiệu chung:
Hằng năm ở Việt Nam, nhiều người bệnh mắc phải các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn có khả năng kháng với một hoặc nhiều loại kháng sinh được sử dụng để điều trị cho chính những bệnh nhiễm trùng này. Không ít người trong số này đã tử vong do mắc các bệnh nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm các vi khuẩn đã kháng kháng sinh từ đó gây nên diễn biến bệnh phức tạp, làm cho tỷ lệ tử vong cao tại các cơ sở khám, chữa bệnh (AMR). Bên cạnh việc để lại những thương tật lớn và tỉ lệ tử vong cao hơn so với những nhiễm khuẩn thông thường thì chi phí cho điều trị kháng kháng sinh (AMR) là rất lớn, như vậy góp phần làm tăng gánh nặng đối với ngành y tế Việt Nam do việc điều trị tốn kém hơn, thời gian nằm bệnh viện kéo dài hơn, thầy thuốc phải thường xuyên thăm khám và tăng chi phí người bệnh hay quỹ bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế (BYT) đã có cam kết đẩy mạnh phòng, chống kháng thuốc, bao gồm việc thành lập hệ thống giám sát thường xuyên đối với các vi khuẩn kháng trên cả nước và nâng cao khả năng chuyên môn kỹ thuật của Đơn vị giám sát AMR quốc gia đặt tại Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế. Ngoài ra, BYT còn triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trên toàn quốc.
Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc giám sát AMR vào năm 2016 thông qua việc thu thập, phân tích và báo cáo số liệu về vi khuẩn kháng kháng sinh, số liệu sử dụng kháng sinh từ các bệnh nhân. Hiện tại, mục tiêu chính của giám sát AMR là để mô tả gánh nặng bệnh tật gây ra do các vi khuẩn kháng các loại kháng kháng sinh do WHO khuyến cáo, được phát hiện trong các khu điều trị tích cực tại các bệnh viện. Việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện hệ thống giám sát kháng thuốc sẽ được triển khai tiếp theo.
3. Khái quát nhiệm vụ
Ứng viên khi trúng tuyển, sẽ đóng vai trò là chuyên gia vi sinh. Nhiệm vụ chủ chốt của vị trí này là hỗ trợ kỹ thuật về vi sinh cho Đơn vị Giám sát AMR Quốc gia và các bệnh viện hiện đang tham gia vào hệ thống giám sát AMR, là cán bộ đầu mối trong việc xây dựng và phổ biến các qui trình, qui chuẩn cho các hoạt động xét nghiệm vi sinh, (ví dụ: xét nghiệm nghi ngờ kháng thuốc), hỗ trợ kỹ thuật cho các Phòng xét nghiệm thực hiện các nghiên cứu giám sát AMR khi cần thiết, đồng thời đóng vai trò là chuyên gia xét nghiệm vi sinh liên quan tới AMR thông qua việc thực hiện những đánh giá tổng thể về số liệu xét nghiệm giám sát AMR.
Trực thuộc sự quản lý của Đơn vị Giám sát Kháng Kháng Sinh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.
4. Trách nhiệm và các nhiệm vụ cụ thể:
– Là cán bộ chuyên trách cả về mặt chuyên môn và kỹ thuật về vi sinh
– Xây dựng các qui trình, qui chuẩn quốc gia về các hoạt động xét nghiệm liên quan tới AMR, bao gồm nuôi cấy và phân lập vi khuẩn, và các xét nghiệm nghi ngờ kháng thuốc.
– Tham gia điều phối và thực hiện các hoạt động giám sát AMR tại Việt Nam
– Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về vi sinh cho các cơ sở y tế tham gia trong hệ thống giám sát AMR
– Đầu mối cho việc liên kết giữa các phòng xét nghiệm vi sinh với các cơ sở khám bệnh và các phòng ban phòng chống nhiễm khuẩn.
– Thiết kế và phân tích tình hình dịch tễ thông qua các số liệu báo cáo vi sinh định kỳ.
– Tham gia hoàn thiện các báo cáo giám sát thường xuyên
– Cung cấp và giải thích các dữ liệu AMR cho Trưởng Đơn vị Giám sát AMR và lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh.
– Thiết kế, triển khai và giám sát các nghiên cứu khoa học về vi sinh hoặc các dự án nhằm đưa ra các khuyến nghị và giải pháp liên quan tới AMR.
– Phối hợp với các chuyên gia xét nghiệm trong các lĩnh vực liên quan tới nghiên cứu và giám sát AMR.
– Làm việc với các thành viên khác của Đơn vị Giám sát AMR Quốc gia để:
+ Cùng xác định và đưa ra những giải thích cập nhật đối với các vấn đề liên quan tới AMR trong quá trình thực hiện giám sát AMR (ví dụ như: sự xuất hiện của các dạng vi khuẩn kháng thuốc mới, gia tăng tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn tại một số cơ sở)
+ Phối hợp làm việc với các thành viên khác trong nhóm hướng tới mục tiêu chung của hoạt động AMR tại Việt Nam.
5. Yêu cầu về bằng cấp và kinh nghiệm.
Bằng cấp và Kinh nghiêm
– Thạc sỹ về Vi sinh hoặc trình độ cao hơn, với ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong Phòng xét nghiệm Vi sinh; và
– Có kinh nghiệm về y tế công cộng (ví dụ: có kinh nghiệm làm việc với BYT và các sở y tế)
Kỹ năng:
– Có khả năng làm việc hiệu quả với các cán bộ tại tất cả các cấp của hệ thống y tế và y tế công cộng.
– Có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tốt
– Kỹ năng giao tiếp nói và viết tốt
– Kỹ năng về tiếng Anh là một lợi thế
6. Giai đoạn làm việc
Từ năm 2016 đến năm 2020 và có khả năng kéo dài. Công việc bắt đầu ngay khi được tuyển dụng, dự kiến vào ngày 15 tháng 8 năm 2016 hoặc có thể sớm hơn.
Thời gian làm việc: Toàn thời gian, 40 giờ mỗi tuần hoặc làm thêm ngoài giờ nếu dự án cần.
7. Hướng dẫn nộp hồ sơ:
Ứng viên quan tâm vui lòng gửi sơ yếu lý lịch chi tiết của mình và đơn xin việc bằng tiếng Việt và tiếng Anh, giấy khám sức khỏe, các văn bằng, chứng chỉ liên quan bằng bản cứng tới:
Dược sĩ Ngô Thị Bích Hà, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Và gửi bản mềm đến địa chỉ email:
Email: bichhamoh@gmail.com và hns7@cdc.gov
8. Hạn nộp đơn:
Ngày 28 tháng 7 năm 2016
>> ToR Tuyển dụng các vị trí của dự án
Không có bình luận