Những câu hỏi thường gặp trong kiểm tra chất lượng bệ


Những câu hỏi thường gặp trong kiểm tra chất lượng bệnh viện

Những câu hỏi thường gặp trong kiểm tra chất lượng bệnh viện

Những câu hỏi thường gặp trong kiểm tra chất lượng bệnh viện
Mã ATC là mã gì và lấy ở đâu? Xin cảm ơn

Từ năm 1981 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xây dựng hệ thống phân loại thuốc theo hệ thống Giải phẫu – Điều trị – Hoá học, gọi tắt là hệ thống phân loại theo mã ATC (Anatomical – Therapeutic – Chemical Code) cho những thuốc đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận và khuyến khích các nước trên thế giới cùng sử dụng.

Trong hệ thống phân loại theo mã ATC, thuốc được phân loại theo các nhóm khác nhau dựa trên các đặc trưng: Tổ chức cơ thể hoặc hệ thống cơ quan trong đó thuốc có tác dụng, đặc tính điều trị của thuốc và nhóm công thức hoá học của thuốc.
Cấu trúc của hệ thống phân loại ATC thuốc chia thành nhiều nhóm tuỳ theo:
– Các bộ phận cơ thể mà thuốc tác động
– Tác dụng đồng trị của thuốc
– Các đặc trưng hoá học của thuốc.

Mã ATC là một mã số đặt cho từng loại thuốc, được cấu tạo bởi 5 nhóm ký hiệu:
– Nhóm ký hiệu đầu tiên chỉ nhóm giải phẫu, ký hiệu bằng 1 chữ cái chỉ cơ quan trong cơ thể mà thuốc sẽ tác dụng tới, vì vậy gọi là mã giải phẫu. Có 14 nhóm ký hiệu giải phẫu được được ký hiệu bằng 14 chữ cái tiếng Anh.

Mã phân loại thuốc theo nhóm giải phẫu (chữ cái đầu tiên, bậc 1) của hệ ATC:
A. (Alimentarytractandmetabolism): Đường tiêu hoá và chuyển hoá
B. (Bloodandblood-forming organs): Máu và cơ quan tạo máu
C. (Cardiovascular system): Hệ tim mạch
D. (Dermatologicals): Da liễu
G. (Genito urinary system and sex hormones): Hệ sinh dục, tiết niệu và hocmon sinh dục.
H. (Systemic hormonal preparations, excl. sex hormones): Các chế phẩm hocmon tác dụng toàn thân ngoại trừ hocmon sinh dục.
J. (General anti – infectives for systemic use): Kháng khuẩn tác dụng toàn thân 14
L. (Anti-neoplastic and immunomodulating agents): Thuốc chống ung thư và tác nhân điều hoà miễn dịch.
M. (Musculo – skeletal system): Hệ cơ xương
N. (Nervous system): Hệ thần kinh
P. (Anti – parasitic products, insecticides and repellents): Thuốc chống ký sinh trùng, côn trùng và ghẻ
R. (Respiratory system): Hệ hô hấp
S. (Sensory organs): Các giác quan
V. (Various): Các thuốc khác

– Nhóm nhóm hai chữ số bắt đầu từ số 01 nhằm để chỉ chi tiết hơn về giải phẫu và định hướng một phần về điều trị. Ví dụ: trong nhóm các thuốc tác động trên hệ thần kinh (N) thì N01 là các thuốc tê mê, N02 là các thuốc giảm đau, hạ nhiệt; N03 là các thuốc chữa động kinh.

– Nhóm ký hiệu thứ ba chỉ nhóm đồng trị cụ thể hơn, ký hiệu bằng 1 chữ cái, bắt đầu bằng chữ A, phân nhóm tác dụng điều trị/dược lý của thuốc. Ví dụ: trong nhóm N01 thì N01A là thuốc gây mê toàn thân, N01B là thuốc gây tê tại chỗ, N02A là các thuốc nhóm opioid, N02B là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt, không thuộc nhóm thuốc phiện.

– Nhóm ký hiệu thứ tư chỉ nhóm hoá học và điều trị ký hiệu bằng 1 chữ cái. Là một chữ cái bắt đầu từ A, phân nhóm tác dụng điều trị/dược lý/hoá học của thuốc. Ví dụ: Trong N01A là thuốc gây mê toàn thân, có N01AA là các thuốc gây mê toàn thân thuộc nhóm ether, N01AB là các thuốc gây mê toàn thân thuộc nhóm Halogen.

– Nhóm ký hiệu thứ năm chỉ nhóm hoá học của thuốc ký hiệu bằng 2 số. Là nhóm gồm hai chữ số bắt đầu từ 01, nhằm chỉ tên thuốc cụ thể. Ví dụ: Mã số ATC của paracetamol: N 02 B E 01 Trong đó: N là thuốc tác động lên hệ thần kinh; 02 là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt; B là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt, không thuộc nhóm thuốc phiện; E là thuốc thuộc nhóm có công thức hoá học nhóm Anilid; 01 là thuốc có tên paracetamol.

Mã số của một thuốc mang tính định hướng về tính điều trị của thuốc. Mã ATC giúp cho các cho cán bộ y tế hiểu một cách khái quát thuốc tác động vào hệ thống cơ quan nào trong cơ thể, tác dụng điều trị và nhóm công thức hoá học của thuốc để định hướng việc sử dụng thuốc trong điều trị đảm bảo hiệu lực của thuốc và tránh nhầm lẫn.

(Trích: Tài liệu Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn, Bộ Y tế, 2005)

– Hiện nay Bộ Y tế yêu cầu báo cáo bắt buộc Mã ATC của các thuốc kháng sinh, đối với các thuốc còn lại trong quá trình đấu thầu thuốc, bệnh viện yêu cầu các công ty Dược cung cấp mã ATC vào trong hồ sơ thầu, khi trúng thầu thông tin này được nhập vào hệ thống quản lý Dược kho của bệnh viện để báo cáo kiểm tra bệnh viện khi có yêu cầu.

Báo cáo của Sở Y tế trên phần mềm chỉ nhập được Phần thông tin chung, những phần khác như Danh bạ cơ sở KCB, quản lý cấp CCHN, GPHĐ thì nhập ở đâu để in ra biểu đó
Báo cáo Sở Y tế được in trực tiếp từ phần mềm báo cáo trực tuyến, trong Tab “Tổng hợp”, Mục In báo cáo dành cho Sở Y tế. Những phần thiếu đề nghị nhập tạm trên file Excel để in ra báo cáo gửi về Bộ Y tế.
Trong flie excel phần CCHN có 02 cột thông tin: Ngày kết thúc và Thời gian đăng ký làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh. 02 cột này điền thông tin như thể nào?. Trong phần mềm trực tuyến thì không thấy thông tin: Thời gian ĐK làm việc tại CS KCB. Vậy có cần lấy thông tin cho cột này không và nhập vào đâu?
– Mục tiêu bảng này để theo dõi thời gian đăng ký thực hành đối với người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề.
– Ngày bắt đầu làm việc không phải là ngày bắt đầu đi làm sau khi ra trường, mà là ngày bắt đầu đi làm tại bệnh viện theo Hợp đồng, hoặc Quyết định phân công công việc …
– Ngày kết thúc là ngày chấm dứt hợp đồng, nghỉ hưu, chuyển công tác, thôi việc, đi học dài hạn … Nếu người hành nghề đang làm việc thì bỏ trống.
– Thời gian đăng ký làm việc tại  cơ sở khám chữa bệnh: chủ yếu dành cho các bệnh viện Tư nhân có hợp đồng lao động làm theo giờ.
Trong phần “phạm vi hoạt động” có một số nội dung danh mục kỹ thuật đơn vị được phép thực hiện nhưng trong phần mềm không có vậy phải nhập vào bằng cách nào
Tất cả danh mục kỹ thuật của bệnh viện đều phải đồng bộ theo Thông tư 43/Thông tư 50 để thống nhất trong cả nước, giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, làm căn cứ để thanh toán BHYT và thống kê báo cáo.
Trong trường hợp danh mục đã thực hiện theo Thông tư 43/Thông tư 50 nhưng không tìm thấy trên phần mềm là do các danh mục kỹ thuật của một số chuyên khoa rất lớn (Ngoại khoa, Nhi khoa, Gây mê Hồi sức …), nên được chia theo nhiều trang, đề nghị đơn vị chú ý di chuyển sang trang tiếp theo, chú ý trước khi di chuyển cần nhấn nút “Lưu”

Screenshot 2015-11-24 15.30.54

Khi tải bộ tiêu chí về là 1 bảng excel có nhiều sheet và những biểu mẫu có sự so sánh 2014 và 2015 thì BV có nhập thêm phần đó nữa hay không?
Báo cáo theo các mẫu trên hệ thống báo cáo trực tuyến của Cục quản lý khám chữa bệnh. Mẫu Excel để tham khảo và triển khai.
Biểu mẫu báo cáo với cơ quan quản lý yêu cầu phải so sánh với năm trước, tuy nhiên nếu năm trước bệnh viện đã nhập số liệu rồi thì chỉ cần nhập số liệu năm nay. Khi in báo cáo ở Tab “Tổng hợp” phần mềm sẽ tự in thêm cột dữ liệu của năm trước và tự so sánh với năm trước.
Trong phần mềm trực tuyến bảng Dịch vụ cột thứ 2 phần “Tên tại BV”, vậy phải nhập vào cột đó tên theo TT43 hay tên giá dịch vụ theo TT (03,04)? vì Bệnh viện không có tên riêng
Thống nhất sử dụng tên danh mục dịch vụ kỹ thuật theo tên tại Thông tư 43, Thông tư 50. Trường hợp BV có tên chi tiết hơn thì cần xếp nhóm và điền vào “Tên tại bệnh viện”. Trường hợp không có Danh mục riêng khác với Thông tư 43, Thông tư 50 thì không cần điền cột này.
Tôi có một vấn đề là khi import danh mục từ file excel vào ICD10 mặc dù đã làm rất chuẩn với hướng dẫn mà tại sao khi chuyển dữ liệu vào nó lại không có trong phần mềm.
Về nhập ICD-10, Hiện đã có hướng dẫn mới đăng trên www.kcb.vn
Hướng dẫn nhập bảng ICD-10 trong báo cáo kiểm tra bệnh viện 2015
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Osteoflam BD

Osteoflam BD

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hộp Màu Xanh

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hộp Màu Xanh