Thiết chẩn và xúc chẩn trong y học cổ truyền

Contents

Thiết chẩn và xúc chẩn là một trong bốn phương pháp khám bệnh của y học cổ truyền để đi đến chẩn đoán bệnh.

Thiết chẩn, xúc chẩn là bắt mạch và sờ nắn.

  • Bắt mạch

Vị trí bắt mạch: bát ở động mạch quay tại vùng cổ tay (thốn khẩu). Nơi bắt mạch được chia làm ba bộ:

Bộ quan tương ứng với mỏm châm trụ kéo sang, bộ thốn liền với bộ quan về phía lằn chỉ cổ tay, bộ xích liền với bộ quan ở phía trên. Mỗi bộ tương ứng với các tạng phủ nhất định, tức là bắt mạch ở các bộ vị đó cơ thể biết được hoạt động bình thường hay bệnh lý của các tạng phủ tương ứng.

Bộ vị Tay trái Tay phải
Thốn Tâm, tiểu trường Phế, đại trường
Quan Can đởm Tỳ vị
xích Thận âm, bàng quang Thần dương tam tiêu

 

Cách xem mạch

Bệnh nhân phải nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi bắt mạch. Bệnh nhân có thể nằm hoặc ngồi, để ngửa bàn tay, thầy thuốc ngồi đối diện với bệnh nhân, dùng 3 ngón tay: ngón giữ đặt ở bộ quan, ngón trỏ ở bộ thốn, ngón nhẫn đặt vào bộ xích, tay phải thầy thuốc bắt mạch tay trái bệnh nhân và ngược lại.

Khi bắt mạch lúc đầu ấn nhẹ (sơ án) rồi ấn mạnh hơn (trung án), ấn mạnh một mức nữa (trọng án), sau đó nhấc dần tay lên theo ba mức như trên theo trình tự ngược lại, cần xem tổng thể rồi xem từng bộ vị.

thiết chẩn

Các biểu hiện về mạch

Mạch bình thường thấy ở cả ba bộ, không phù, không trầm, có lực, điều hòa.

Mạch người già yếu hơn, nam mạnh hơn nữ, người gầy mạch hơi phù, người béo thì trầm.

Mạch thay đổi chút ít theo thời tiết: mùa xuân hoi huyền, mùa hè hơi hồng, mùa thu thì mao, mùa đông thì thạch.

Vừa lao động nặng, uống rượu hay dùng một số thuốc làm mạch cũng thay đổi.

Các loại mạch bệnh:

Vị trí nông sâu của bệnh:

Mạch phù: sờ nhẹ tay đã thấy, đè xuống hơi giảm

Mạch phù khi bệnh ở biểu: phù sác: biểu nhiệt, phù khẩn: biểu hàn, phù vô lực: biểu hư

Mạch trầm: ấn tay mạnh mới thấy đập, có mạch trầm là bệnh ở lý. Mạch trầm sác hữu lực là lý thực nhiệt, mạch trầm sác vô lực là lý hư nhiệt, trầm trì vô lực là lý hư hàn

Theo tốc độ:

Mạch sác là mạch nhanh trên 90 lần/phút, có mạch sác thường là nhiệt. Mạch sác hữu lực là thực nhiệt, mạch sác vô lực là hư nhiệt.

Mạch trì là mạch chậm dưới 60 lần/phút. Có mạch trì là hàn, mạch trì hữu lực là thực hàn, mạch trì vô lực là hư hàn.

Theo cường độ và biên độ:

Mạch hư vô lực ấn cả ba bộ không có lực đầy lên, có mạch vô lực là hư chứng

Mạch thực hữu lực ấn cả ba bộ thấy có lực đẩy lên, có mạch thực là thực chứng

Mạch hoạt: mạch đi lại trơn tru như hòn bi lăn, có mạch hoạt là có đàm, thực trệ có nhiệt ở lý hoặc mạch khi có thai.

Mạch tế: mạch nhỏ yếu

Mạch huyền: mạch căng như dây đàn, có mạch huyền thường là bệnh ở can, đởm, đàm ẩm.

  • Xúc chẩn

Sờ da thịt: sờ nhẹ thì nóng, ấn sâu xuống thì giảm là nhiệt ở biểu, ấn sâu càng nóng là lý nhiệt.

Sò lòng bàn tay bàn chân nóng là âm hư, chân tay lạnh là hàn.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: thiết chẩn và xúc chẩn trong y học cổ truyền

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Pharcotinex

Pharcotinex

Sức Khỏe
CalciLife 10ml

CalciLife 10ml