Các bài thuốc chữa phù khi có thai trong y học cổ truyền

Contents

Phù khi có thai thường xuất hiện vào tháng thứ 3, 4, 6, 7 của thai kì.

Khi có phù cần theo dõi huyết áp, protein niệu, các triệu chứng khác đề phòng sản giật. Đa số trường hợp do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, một số là do khí trệ.

1. Do tỳ hư sinh thủy thũng:

  • Triệu chứng: mặt và tay chân phù thũng, sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, ngại nói, chân tay lạnh, miệng nhạt, ngực tức không muốn ăn, đại tiện lỏng, tiểu ít, rêu lưỡi mỏng nhuận, mạch hư thoát.
  • Phương pháp chữa: kiện tỳ hành thủy.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: đảng sâm: 16g, hoài sơn: 16g, bạch truật: 12g, mộc thông: 12g, ý dĩ: 12g, đại phúc bì: 8g.

Bài 2: bài “Toàn sinh bạch truật thang” gồm: chích bạch truật: 12g, đại phúc bì: 8g, trần bì: 8g, vỏ phục linh: 8g, vỏ gừng: 8g.

2. Do thận dương hư sinh phù thũng:

Phù khi có thai thường xuất hiện vào tháng thứ 3, 4, 6, 7 của thai kì.
  • Triệu chứng: có thai vài tháng, mặt và chân tay phù thũng, sắc mặt xám, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, sợ lạnh, tay chân lạnh, đầy bụng, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trì.
  • Phương pháp chữa: ôn dương hòa khí, hành thủy.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: bài “Chân vũ thang” gồm: phục linh: 12g, bạch truật: 12g, bạch thược: 12g, phụ tử chế: 12g, sinh khương: 8g.

3. Do thủy thấp:

  • Triệu chứng: có thai, tay chân phù thũng, da đỏ sáng bóng, mặt trắng nhợt, đầu căng, hoa mắt, hồi hộp, tức ngực, mỏi lưng gối, bí tiểu tiện, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm hoãn. Trong trường hợp đa ối thì bụng to nhiều, ngực bụng đầy tức, khí nghịch không yên.
  • Phương pháp chữa: thông khí hành thủy.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: bài “Phục linh đạo thủy thũng” gồm: bạch truật: 12g, mộc qua: 12g, phục linh: 8g, trư linh: 8g, trần bì: 8g, trạch tả: 8g, đại phúc bì: 8g, tang bạch bì: 8g, tô ngạnh: 8g, binh lang: 6g, sa nhân: 6g, mộc hương: 6g.

Bài 2: áp dụng trong trường hợp đa ối, dùng bài “Thiên lý ngư thang” gồm: bạch truật: 20g, phục linh: 16g, đương quy: 12g, bạch thược: 12g. Cá chép 1 con nặng khoảng nửa cân, bỏ ruột đun với 20g trần bì, lấy nước cốt, sắc với 2 bát nước thuốc cô lại còn khoảng 7/10, uống lúc đói, mỗi ngày 1 thang.

4. Do khí trệ:

  • Triệu chứng: có thai 3 tháng, chân phù thũng, màu da không bị thay đổi, đi lại khó khăn. Trường hợp nặng thì có biểu hiện các ngón tay ngón chân chảy nước màu vàng, tinh thần uất ức, đầu choáng, căng đau, ngực bụng đầy trướng, ăn uống kém, rêu lưỡi nhờn dày, mạch trầm huyền hoạt.
  • Phương pháp chữa: lý khí hành trệ.
  • Các bài thuốc: 

Bài 1: gồm: hương phụ: 8g, trần bì: 8g, ô dược: 8g, mộc qua: 8g, tô tử: 8g, cam thảo: 4g, sinh khương: 2g.

Bài 2: bài “Bổ trung ích khí thang và ngũ bì ẩm” gồm: hoàng ký: 12g, đảng sâm: 12g, phục linh bì: 8g, bạch truật: 8g, đương quy: 8g, trần bì: 8g, sinh khương bì: 8g, đại phúc bì: 8g, sài hồ: 8g, thăng ma: 8g, thang bạch bì: 6g, cam thảo: 4g.

Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

Link bài viết: Các bài thuốc chữa phù khi có thai trong y học cổ truyền

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Vitatree Essence Of Kangaroo 40000 Max

Vitatree Essence Of Kangaroo 40000 Max

Sức Khỏe
Cigapan vỉ 30 viên

Cigapan vỉ 30 viên