Học thuyết ngũ hành trong y học

Contents

Học thuyết ngũ hành là  triết học cổ của y học phương đông nghiên cứu mối liên quan giữa các vật chất trong quá trình vận động, giải thích cơ chế tiêu trưởng và chuyển hóa trong thế cân bằng động của sự vật.

  • Xác định thuộc tính các cơ quan của cơ thể theo ngũ hành

Người xưa quan sát các đặc điểm của ngũ hành liên hệ với các bộ phận của con người quy thuộc theo ngũ hành.

  • Phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh

Mùa và bệnh lý

Bảng quy loại ngũ hành chỉ cho ta thấy mùa xuân hay mắc các bệnh ở can, mùa hè ở tâm và thu ở phế và mùa đông ở thận.

Khí hậu và bệnh lý: phong hay gây bệnh cho can, thử gây bệnh cho tâm, thấp gây bệnh cho tỳ, táo gây bệnh cho phế và hàn gây bệnh cho thận.

Truyền bệnh: mẹ có bệnh truyền sang con, ví dụ thận truyền sang can.

Con có bệnh truyền sang mẹ ví dụ bệnh phế truyền sang tỳ.

Bệnh từ hành khắc truyền đến hành bị khắc, hoặc từ hành bị khắc truyền sang hành khắc.

  • Chẩn đoán

Nhìn màu sắc để chẩn đoán tạng bị bệnh và tiên lượng bệnh. Có sắc xanh nghĩ tới bệnh ở can, sắc đen nghĩ tới bệnh ở thận, sắc vàng nghĩ tới bệnh ở tỳ, đỏ ở tâm, trắng ở phế.

Nếu bệnh can có sắc xanh là hợp, thấy sắc đỏ, đen là thuận dễ chữa, thấy sắc trắng là trái bệnh khó chữa.

Nhìn hình thể để chẩn đoán vị trí của bệnh: bệnh tỳ hư biểu hiện cơ quan nhục nhẽo, phù thũng, bệnh thận hư biểu hiện khớp biến dạng, gù vẹo, bệnh can hư biểu hiện chân tay co quắp, run, liệt…

Phát hiện các triệu chứng xác định tạng bị bệnh để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh: chỉ thấy triệu chứng của một tạng khi tạng đó bị bệnh gọi là chính tà.

Nêú thấy triệu chứng của nhiều tạng thì cần xem xét tạng nào trước, tạng nào sau.

Bệnh từ mẹ trước rồi sang con sau là hư tà

Bệnh từ con trước rồi truyền sang mẹ sau là thực tà.

Bệnh từ hành khắc lan sang hành bị khắc gọi là tặc tà.

Bệnh từ hành bị khắc ảnh hưởng đến hành khắc là vi tà

  • Điều trị

Nguyên tắc chữa bệnh:

Dựa vào quan hệ tương sinh: tạng con hư thì bổ cho tạng mẹ,như phế hư thì bổ tỳ

Tạng mẹ thực thì tả con, ví dụ phế thực thì tả tạng thận.

Dựa vào quan hệ tương thừ, tương vũ để tìm gốc của bệnh mà chữa. Ví dụ chứng vị quản thống có thể do tỳ hư yếu cần bổ tỳ vị, cũng có thể do can khắc tỳ quá mạnh gây ra thì phải sơ can bình can.

Đông dược: thường dùng thuốc có màu sắc hay vị cùng quy thuộc ngũ hành để chữa bệnh của tạng đó.

Châm cứu: trên các kinh ở vùng đầu chân và tay có 5 loại huyệt có tác dụng đặc biệt gọi là ngũ du huyệt, các huyệt được sắp xếp tương ứng với ngũ hành.

Ăn uống chữa bệnh: khi đang có bệnh ăn uống đúng cách là một phương pháp để chữa bệnh.

Phòng bệnh: ăn uống, vệ sinh, lao động sinh hoạt hợp lý.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: học thuyết ngũ hành trong y học

 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Osteoflam BD

Osteoflam BD

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hộp Màu Xanh

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hộp Màu Xanh