Dự phòng bệnh cúm

Dự phòng bệnh cúm ở nước ta chủ yếu là cách ly bệnh nhân nghi ngờ.

Buện pháp đơn giản là phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân, hạn chế lây lan.

Hạn chế sinh hoạt đông đúc trong thời gian dịch bùng phát, cá nhân nên tránh lao động mệt nhọc, tránh bị nhiễm lạnh. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Phòng ngừa bằng vacxin

Vacxin cúm hiện nay được điều chế từ virus cúm bất hoạt, thuốc các typ virus cúm A, cúm B lưu hành từ mùa dịch trước. Nếu vacxin là loại virus có liên quan gần với virus đang gây dịch có thể bảo vệ 50 – 80%. Nên tiêm vacxin trước khi có dịch và nhắc lại hàng năm để duy trì miễn dịch.

Dùng cho những người tuổi > 65 tuổi, người có bệnh mãn tính, bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…

Phụ nữ có thai kỳ thứ 2 hay 3 trong mùa dịch cúm

Điều trị dự phòng bằng Amantadin hoặc Rimantadin liều từ 100 mg đến 200 mg/ ngày (phòng nhiễm influenza A) với hiệu quả  70  -90%. Oseltamivir 75 mg/ ngày uống, Zanamivir 10 mg/ ngày dạng hít, hiệu quả phòng cúm A, B đạt hiệu quả 84-89%. Nhưng chỉ được chỉ định cho các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, nhưng lại không có vacxin phòng bệnh.

Oseltamivir

ở nước ta vấn đề vacxin phòng bệnh vì giá thành cao, trong nước chưa sản xuất được, ngành dự báo dịch tễ chưa phát triển, dự phòng chủ yếu dựa vào cách ly bệnh nhân nghi ngờ.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến xã về bệnh cúm

Trong điều kiện tuyến xã ở nông thôn Việt Nam, dự phòng chủ yếu dựa vào:

  • Tuyên truyền phổ biến kiến thức sơ đẳng và mối nguy hiểm của bệnh cúm nhất là người có nguy cơ cao có biến chứng như người già trên 65 tuổi, người có bệnh tim phổi mạn tính, người bệnh đái tháo đường, tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng viêm long đường hô hấp trên, nhất là về mùa dịch.
  • Mang khẩu trang khi phải tiếp xúc với người mắc bệnh cúm.
  • Khuyên những bệnh nhân nghi cúm tránh tiếp xúc với người khác và mang khẩu trang trong suốt thời gian mang bệnh.
  • Điều trị những ca nhẹ không có biến chứng: hạ sốt bằng paracetamol, hoặc bằng các phương pháp dân gian như xông hơi (không dùng cho người có bệnh tim phổi, suy thận mạn…), ăn cháo hành lá tía tô…giảm ho bằng cam thảo, bạc hà. Giữ bệnh nhân ở trạm xá cho đến khi hết triệu chứng nếu có điều kiện.
  • Nếu nghi ngờ có bội nhiễm, có thể dùng những kháng sinh có ở tuyến xã như penicillin, erythromycin
  • Phát hiện những trường hợp có biến chứng sớm, xử trí ban đầu sau đó chuyển lên tuyến trên.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: dự phòng bệnh cúm

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Trĩ Hemorr 120 viên

An Trĩ Hemorr 120 viên

Sức Khỏe
BI-GMAX 1350

BI-GMAX 1350