Điều trị sốt xuất huyết Dengue không có sốc

Contents

Điều trị sốt xuất huyết Dengue không có sốt phần lớn là điều trị ngoại trú và theo dõi tại tuyến y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi chặt chẽ, phát hiện kịp thời sốc có xảy ra để xử lý sớm.

Đối với một số trường hợp đặc biệt nên cho bệnh nhân nhập viện để theo dõi như trẻ nhũ nhi, phụ nữ có thai, người cao tuổi, có các bệnh kèm theo như tiểu đường, viêm phổi, hen phế quản, bệnh tim, bệnh lý về gan thận, các bệnh về máu.

  • Bù dịch sớm bằng nước uống

Khuyến khích người bệnh uống nhiều oresol

Nếu không có sẵn oresol có thể cho người bệnh uống nước trái cây như nước dừa, nước cam, nước chanh đường…

  • Truyền dịch:

Khi bệnh nhân nôn nhiều, không uống được, có dấu hiệu mất nước, Hematocrit tăng cao, hạ tiểu cầu, mặc dù mạch và huyết áp ổn định cũng cần phải truyền dịch sớm.

Dịch truyền bao gồm: tốt nhất là dùng dung dịch Ringer lactat, Glucose 5%, NaCl 0,9%

Hoặc truyền dung dịch Ringer lactat, Glucose 5% theo tỉ lệ 1:1. Lượng truyền lúc đầu 5-10 ml/kg/ giờ và lượng dịch tryền trung bình là 100 -120 ml/kg/ 24 giờ.

Trọng lượng cơ thể kg Khối lượng dịch duy trì ml truyền trong 24 giờ
< 10 kg  1000 ml
10-20 kg 1000 + 50 ml cho mỗi kg trên 10
> 20 kg 1500 ml + 20 ml cho mỗi kg trên 20

 

Nếu trẻ mất nước nặng thì ½ số lượng dịch truyền trên phải truyền trong vngf 8 giờ đầu. số còn lại truyền trong 16 giờ tiếp theo.

Cần thiết điều trị bù dịch truyền tĩnh mạch khi bệnh nhân có hematocrit tăng trên 20% so với bình thường và có dấu hiệu của suy tuần hoàn như mạch nhanh và tình trạng toàn thân của bệnh nhân xấu đi.

Ví dụ cách tính lượng dịch truyền cần thiết ước tính mất 5% nước đẳng trương với trẻ cân nặng 10 kg. tiến hành bù dịch như sau:

Lượng dịch duy trì hàng ngày là 10 x 100 = 1000 ml

Lượng dịch bù (mất 5%  trọng lượng cơ thể, 50 ml/kg) 10 x 50 = 500 ml

Tổng số dịch cần truyền là 1500ml

Với trẻ em cân nặng trên 40 kg thì số lượng dịch truyền cần thiết trong 24 giờ cần phải tăng gấp đôi lượng dịch duy trì.

Ví dụ trẻ 40 kg lượng dịch duy trì là 1500 + 20 x 20 = 1900 ml

Như vậy lượng dịch cần truyền tĩnh mạch trong 24 giờ là 3800 ml

  • Hạ nhiệt

Khi sốt nhẹ: hướng dẫn bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cho bệnh nhân mặc quần áo rộng, dùng khăn ấm lau người.

Khi sốt cao: trẻ em sốt từ 38,5 độ C trở lên, người lớn từ 39 độ C, người có tiền sử sốt cao co giật phải dùng thuốc hạ nhiệt.

Thuốc hạ nhiệt thường dùng là Paracetamol

paracetamol

Trẻ em dưới 1 tuổi: 60 mg/ lần

Trẻ em 1-3 tuổi: 60-120 mg/ lần

3-6 tuổi: 120 mg/ lần

6-12 tuổi: 240 mg/ lần

Dùng không quá 4-6 lần/ ngày

Trẻ lớn và người lớn 15 mg/kg/lần, ngày 3-4 lần

Không dùng Aspirin hoặc Salycilate để hạ nhiệt vì có thể gây xuất huyết, toan hóa máu

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: điều trị sốt xuất Dengue không có sốc

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
GoodBrains

GoodBrains

Sức Khỏe
1
Viêm Xoang Kim Hòa

Viêm Xoang Kim Hòa