Các bài thuốc chữa thống kinh trong YHCT (phần 2)
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Các bài thuốc chữa thống kinh trong y học cổ truyền (tiếp)
3. Đau lúc đang hành kinh:
b. Hàn thực:
- Triệu chứng: nhức đầu, mỏi lưng, sợ lạnh, đau vùng hạ vị, cự án, chườm nóng đỡ đau, lượng kinh ít, sắc kinh đỏ sẫm, có cục, mạch phù khẩn.
- Phương pháp chữa: ôn kinh tán hàn.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: ngưu tất: 12g, đan sâm: 12g, quế chi: 8g, bạch chỉ: 8g, can khương: 8g, bán hạ chế: 8g, uất kim: 8g.
Bài 2: bài “Ngô thù du thang gia giảm” gồm: ngô thù du: 8g, bán hạ chế: 8g, đương quy: 8g, mạch môn: 8g, đan bì: 8g, ô dược: 8g, thương truật: 8g, phục linh: 4g, cam thảo: 4g, phòng phong: 4g, tế tân: 4g, cao bản: 4g, can khương: 4g, mộc hương: 4g.
4. Đau sau hành kinh:
a. Hư hàn:
- Triệu chứng: sau khi hành kinh, đau bụng liên miên, thích xoa bóp chườm nóng, mệt mỏi, tay chân lạnh, eo lưng lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch tế trì.
- Phương pháp chữa: ôn kinh bổ hư.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: đảng sâm: 16g, hoài sơn: 12g, bạch truật: 12g, hà thủ ô: 12g, kê huyết đằng: 12g, ngưu tất: 12g, ngải cứu: 8g, nhục quế: 6g, can khương: 6g.
Bài 2: bài “Ôn kinh thang” gồm: ngô thù du: 12g, đảng sâm: 12g, xuyên khung: 8g, a giao: 8g, quế chi: 8g, sinh khương: 8g, đương quy: 8g, bạch thược: 8g, đan bì: 8g, chích thảo: 8g, mạch đông: 8g, bán hạ chế: 8g.
b. Huyết hư:
- Triệu chứng: sau hành kinh, bụng đau liên miên, xoa bóp đỡ đau, sắc kinh nhạt, sắc mặt trắng xanh, gầy yếu, môi nhạt, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, ngủ kém, đại tiện táo, không có rêu lưỡi, mạch nhu tế. Nếu kèm khí hư thì có mỏi mệt, lưng chân mỏi, ra khí hư, sắc kinh nhạt, chất lưỡi nhạt, mạch hoãn nhược.
- Phương pháp chữa: bổ khí bổ huyết.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: hoài sơn: 16g, kê huyết đằng: 16g, ngưu tất: 16g, ý dĩ: 12g, biển đậu: 12g, kỷ tử: 12g, hà thủ ô: 12g, long nhãn: 12g, bạch truật: 8g.
Bài 2: bài “Bát trân thang gia giảm” gồm: thục địa: 12g, đảng sâm: 12g, bạch truật: 12g, tục đoạn: 12g, đương quy: 8g, bạch thược: 8g, xuyên khung: 8g, phục linh: 8g, hương phụ: 8g, đỗ trọng: 8g, cam thảo: 4g.
Bài 3: bài “Tam tài đại bổ hoàn” gồm: đảng sâm: 16g, bạch truật: 12g, hoài sơn: 12g, hoàng kỳ: 12g, thục địa: 12g, bổ cốt chỉ: 12g, đương quy: 8g, xuyên khung: 8g, a giao: 8g, đỗ trọng: 8g, ngải cứu: 8g.
c. Can huyết hư:
- Triệu chứng: sau hành kinh thì đau bụng, eo lưng mỏi, 2 bên sườn trướng căng, mệt mỏi, sắc kinh nhạt, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm nhược.
- Phương pháp chữa: bổ thận can huyết.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: thỏ ty tử: 12g, ngưu tất: 12g, phá cố chỉ: 8g, thục địa: 8g, bạch thược: 8g, đương quy: 8g.
Bài 2: bài “Điều can thang” gồm: bạch thược: 12g, ba kích: 12g, hoài sơn: 12g, đương quy: 8g, sơn thù: 8g, a giao: 8g, cam thảo: 8g.
5. Phương pháp châm cứu, nhĩ châm:
a. Thực chứng:
Do huyết nhiệt, huyết ứ, khí trệ, thực hàn.
- Phương pháp chữa: dùng các huyệt ở mạch nhâm và kinh túc thái âm tỳ. Châm tả.
- Phương huyệt: trung cực, thứ liêu, địa cơ.
b. Hư chứng:
Do hư hàn, huyết, hư, can thận hư.
- Phương pháp chữa: dùng các huyệt ở mạch nhâm, mạch đốc, và các kinh tỳ, vị. Châm bổ hoặc cứu.
- Phương huyệt: mẹnh môn, thận du, quan nguyên, khí hải, túc tam lý, đại hách.
c. Gia giảm:
Quy lai, tam âm giao, thái xung, huyết hải.
d. Nhĩ châm:
Tác dụng: giảm cơn đau do chống co thắt và sung huyết.
Vị trí châm: tử cung, giao cảm, vùng dưới vỏ, thần môn.
Phương pháp châm: kích thích mạnh, lưu châm từ 15-20 phút.
Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
Link bài viết: Các bài thuốc chữa thống kinh trong YHCT (phần 2)
Không có bình luận