Các đặc điểm sinh lý và bệnh lý phụ khoa trong YHCT
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Trong y học cổ truyền, quan điểm về sinh lý và nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý phụ khoa được dựa vào các lý luận học thuyết cổ truyền.
Từ các lý luận trên ta có thể hiểu được nguyên nhân, cơ chế dẫn tới bệnh, và có được hướng điều trị đúng đắn cho người bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Đặc điểm về sinh lý:
a. Kinh nguyệt:
Bắt đầu xuất hiện vào khoảng 13-14 tuổi, mỗi tháng thấy kinh một lần gọi là kinh nguyệt hoặc nguyệt tín.
b. Mạch xung và mạch nhâm:
- Mạch xung: đi từ tử cung xuống hội âm dọc xương cùng cụt tới huyệt mệnh môn cùng với kinh thiếu âm thận lên yết hầu vòng quanh môi. Đây là nơi hội của huyết mạch có liên quan đến tạng thận.
- Mạch nhâm: có tác dụng chủ về bào thai, phụ trách các kinh âm, liên quan đến tạng can.
c. Ngũ tạng:
Kinh nguyệt do huyết hình thành, mà tạng tâm chủ huyết, can tàng huyết, tỳ thống huyết, thận tàng tinh sinh tủy sinh huyết, phế là nơi hội của huyết mạch.
Sự hoạt động của 5 tạng trên mạnh hay yếu đều có mối quan hệ mật thiết đến hoạt động sinh dục nữ.
d. Các hiện tượng sinh lý của kinh nguyệt:
- Chu kì: trung bình 28 ngày/lần. Tùy từng người có thể có hành kinh đều, hoặc 2-3 tháng/lần, có người cả đời không có hành kinh. Sau khi có thai đến kỳ kinh nguyệt ra một ít nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi gọi là khích kinh.
- Số lượng: 50-100ml/lần. Hành kinh kéo dài 3-4 ngày hoặc 5-6 ngày. Máu kinh lúc đầu nhạt sau đỏ sẫm rồi lại nhạt, không đông, không có cục. Có thể kèm theo bụng hơi trướng, kinh nguyệt rối loạn, dễ xúc động cáu gắt, không muốn ăn.
e. Thai nghén và sinh đẻ:
Khi có thai không hành kinh, âm đạo tiết dịch, vú thâm, đầu vú to… ở bụng có vết rạn. Khi gần đẻ thường táo bón, đi tiểu nhiều.
2. Đặc điểm bệnh lý:
a. Nguyên nhân gây bệnh:
Do ngoại cảm:
Huyết là cơ sở hoạt động sinh dục nữ, khi kết hợp với hàn, nhiệt, thấp sẽ biểu hiện ra các triệu chứng lâm sàng.
Huyết và nhiệt gây lưu thông, gây ra chứng rong kinh, rong huyết. Huyết và hàn gây ứ trệ, gây ra chứng thống kinh, bế kinh. Nhiệt mạnh làm bức huyết ra ngoài làm kinh nguyệt trước kỳ, băng huyết, rong huyết, đại tiểu tiện ra máu. Hàn mạnh làm huyết ngưng trệ gây kinh nguyệt sau kỳ, lượng kinh ít, thống kinh, bế kinh.
Thấp nhiệt gây ra chứng khí hư.
Do thất tình:
Là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phụ khoa, liên quan đến ngũ tạng, ảnh hưởng đến khí huyết.
Do các nhân tố khác: tình dục, dinh dưỡng, bệnh tật toàn thân…
b. Cơ chế sinh bệnh:
Do khí huyết không điều hòa:
Kinh nguyệt, thai nghén, sinh đẻ đều lấy huyết làm gốc, huyết lại liên quan mật thiết với khí, các hiện tượng thất thường của khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động của huyết.
Khí hỏa gây chứng huyết nhiệt làm sắc kinh tím bầm, khí hàn gây huyết hàn làm sắc kinh sẫm, khí thăng làm huyết nghịch gây ho ra máu, chảy máu cam, khí giáng gây huyết xuống làm băng huyết, rong huyết, khí hư gây huyết hư.
Do hoạt động ngũ tạng không điều hòa:
Chức năng huyết động của ngũ tạng giảm sút ảnh hưởng trực tiếp đến khí huyết và gây ra các bệnh phụ khoa. Nếu tâm huyết hư, huyết dịch giảm gây chứng kinh nguyệt không đều, bế kinh, vô kinh…
Do uất giận ảnh hưởng can gây can khí uất kết gây thống kinh, rong huyết… Do lo nghĩ hại tỳ gây bế kinh, băng huyết, rong kinh… Do ngoại cảm lục dâm làm phế âm hư, huyết khô kiệt gây kinh nguyệt ít, vô kinh…
Các hiện tượng sợ hãi, phòng dục đều ảnh hưởng đến thận gây kinh nguyệt không đều, băng huyết, vô kin, đẻ non, sảy thai…
Do mạch xung nhâm bị thương tổn: ảnh hưởng đến khí huyết gây chứng vô sinh, đẻ non, sảy thai…
Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
Link bài viết: Các đặc điểm sinh lý và bệnh lý phụ khoa trong YHCT
Không có bình luận