Các bài thuốc điều trị co giật trẻ em trong YHCT (phần 2)

Contents

Các bài thuốc điều trị co giật trẻ em trong YHCT (tiếp theo)

Trong YHCT, co giật trẻ em được gọi là chứng kinh phong

2. Mạn kinh phong:

Thể này thuộc hàn chứng và hư chứng, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tinh thần uể oải, sắc mặt vàng hoặc trắng bệch, tay chân lạnh, thi thoảng co giật, thở yếu, nóng, mắt dao động, tay chân run, nôn mửa, ỉa chảy…

Chứng này kéo dài chữa dai dẳng, có thể gây chứng trụy mạch nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

a. Do tỳ hư:

  • Triệu chứng: tinh thần không tỉnh táo, sắc mặt hơi vàng, đại tiện lỏng, chân tay lạnh, mặt và lưng hơi phù, thi thoảng co giật, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhu.
  • Phương pháp chữa: ôn trung kiện tỳ, tức phong.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: bạch truật: 12g, đảng sâm: 12g, hoài sơn: 12g, câu đằng: 8g, gừng khô: 0.5g, ngô công: 0.5g. Nếu giảm canxi huyết gia thêm long cốt: 12g, mẫu lệ: 12g, ô tặc cốt: 12g.

Bài 2: bài “Lý trung thang gia giảm” gồm: đảng sâm: 12g, bạch truật: 12g, cam thảo: 4g, can khương: 0.5g. Nếu co giật gia thêm câu đằng: 12g, bạch thược: 8g, thiên ma: 4g.

b. Do tỳ thận đều hư:

  • Triệu chứng: tinh thần uể oải nhiều, tay chân lạnh run, đại tiện lỏng, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch trần tế. Bệnh nặng có chứng trụy mạch.
  • Phương pháp chữa: ôn bổ tỳ thận, trường hợp nặng thì hồi dương cứu nghịch.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: phụ tử chế: 8g, bạch truật: 8g, nhân sâm: 4g, cam thảo: 4g, can khương: 2g.

Bài 2: bài “Phụ tử lý trung thang” gồm: bạch truật: 12g, phụ tử chế: 8g, nhân sâm: 4g, can khương: 4g, cam thảo: 4g.

Bài 3: bài “Cố chân thang” gồm: đảng sâm: 16g, hoài sơn: 12g, bạch truật: 8g, phục linh: 8g, phụ tử chế: 8g, hoàng ký: 8g, nhục quế: 6g, cam thảo: 4g.

c. Do khí âm đều hư:

  • Triệu chứng: mệt mỏi, vật vã, sắc mặt lúc trắng lúc đỏ, co giật, tay chân co quắp, đại tiện lỏng hoặc táo, lưỡi không có rêu, chất lưỡi khô, mạch tế sác.
  • Phương pháp chữa: ích khí dưỡng âm, bình can tức phong.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: đảng sâm: 12g, mai ba ba: 12g, mạch môn: 12g, thạch hộc: 12g, ba kích: 8g, xương bồ: 6g.

Bài 2: bài “Đại định phong chân thang” gồm: bạch thược: 12g, quy bản: 12g, sinh địa: 12g, mẫu lệ: 12g, mạch môn: 12g, a giao: 8g, hạt vừng: 8g, miết giáp: 8g, ngũ vị tử: 6g, chích thảo: 4g, lòng đỏ trứng gà: 1 quả.

3. Xử trí cấp cứu cơn co giật:

Cơn co giật sẽ gây nguy hiểm tức thời đến tính mạng người bệnh, cần xử trí kịp thời để đề phòng biến chứng ngừng thở, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Cần cấp cứu bằng mọi phương tiện và phương pháp chữa bệnh rồi tìm nguyên nhân gây bệnh điều trị tận gốc.

a. Cắt cơn co giật:

  • Châm cứu: nhân trung, nội quan, thái xung, dũng tuyền. Châm tả kích thích vừa phải, lưu kim 30 phút đến 1 giờ.
  • Nhĩ châm: châm vị trí thần môn, vùng dưới vỏ, kích thích vừa phải, lưu châm 30 phút đến 1 giờ.

b. Hạ sốt:

Châm cá huyệt khúc trì, thập tuyên, hợp cốc. Không lưu châm.

c. Tìm nguyên nhân giải quyết cơn co giật.

Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

Link bài viết: Các bài thuốc điều trị co giật trẻ em trong YHCT (phần 2)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
GoodBrains

GoodBrains

Sức Khỏe
1
Viêm Xoang Kim Hòa

Viêm Xoang Kim Hòa