Các bài thuốc chữa sốt xuất huyết theo y học cổ truyền
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus, vật chủ truyền bệnh là muỗi. Bệnh hay xuất hiện vào tháng thứ 6,7,8,9, hay bùng phát thành dịch làm nhiều người bị mắc bệnh.
Đối với căn bệnh này, y học hiện đại đã đạt rất nhiều thành tích to lớn trong việc phòng chống và điều trị bệnh sốt xuất huyết. Trong y học cổ truyền cũng có những phương pháp chữa bệnh này khá hiệu quả, các trường hợp bệnh nặng như huyết áp hạ, chảy máu nội tạng thì cần sử dụng các phương tiện và thuốc điều trị của y học hiện đại để cấp cứu kịp thời.
1. Thể sốt cao, có chảy máu:
- Triệu chứng: có sốt cao, mình người đau, lưng đau, nhức ở khung mắt, mặt đỏ, lưng và chân tay có các điểm huyết, chảy máu cam, miệng họng khát, có xuất hiện nôn, có nổi hạch ở nách, khuỷu tay, bẹn, mạch phù sác, hồng đại.
- Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải độc, tả hỏa, cầm máu.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: lá tre: 20g, hạ khô thảo: 20g, rễ cỏ gianh: 16g, cỏ nhọ nồi: 16g, trắc bách diệp: 16g. Sắc uống vừa đủ 100ml, uống trong một ngày.
Bài 2: gồm: kim ngân hoa: 20g, rễ cỏ gianh: 20g, cỏ nhộ nồi: 16g, hòe hoa: 16g, liên kiều: 12g, hoàng cầm: 12g, chi tử: 8g. Trường hợp khát nhiều thì gia thêm huyền sâm, sinh địa mỗi vị 12g; trường hợp sốt cao thì gia thêm tri mẫu: 8g.
Phối hợp châm tại các huyệt khúc trì, hợp cốc, đại chùy, nội đình…
2. Thể huyết áp tụt:
Thể này thì phần khí và âm đều hư.
- Triệu chứng: đang sốt cao, hoặc sốt giảm, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, huyết áp tụt, mạch nhanh, người mệt mỏi, vã mồ hôi, vật vã, chất lưỡi đỏ, mạch trầm tế sác.
- Phương pháp chữa: bổ khí sinh tân dịch.
- Các bài thuốc:
Bài 1: áp dụng khi huyết áp hạ ít, gồm: bạch truật: 20g, đảng sâm: 20g, mạch môn: 12g, thục địa: 12g.
Bài 2: áp dụng trong trường hợp huyết áp hạ nhiều, dùng bài “Sinh mạch tán gia giảm” gồm: long cốt: 20g, mẫu lệ nung: 20g, thục địa: 16g, phụ tử chế: 12g, nhân sâm: 8g, mạch môn: 8g, ngũ vị tử: 8g.
Phối hợp châm bổ hoặc cứu tại các huyệt quan nguyên, khí hải, nội quan, túc tam lý.
3. Trong thời kì hồi phục:
Ở giai đoạn này, người bệnh cần chủ yếu là nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.
Nếu dùng thuốc thì nên dùng các vị thuốc bổ khí như đảng sâm, hoài sơn, bạch truật… phối hợp với các vị thuốc bổ âm như mạch môn, sa sâm… để tăng sức lực và bồi phụ phần tân dịch đã bị mất sau một thời gian sốt cao kéo dài.
Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
Link bài viết: Các bài thuốc chữa sốt xuất huyết theo y học cổ truyền
Không có bình luận