Các bài thuốc điều trị bệnh sốt rét theo y học cổ truy
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Trong y học cổ truyền, sốt rét được miêu tả trong phạm vi chứng ngược tật. Trong y học hiện đại cũng có rất nhiều thành tựu trong việc phòng và chữa sốt rét.
Dưới đây giới thiệu cách chữa sốt rét theo các thể bệnh lâm sàng của y học cổ truyền.
1. Thể thông thường:
- Triệu chứng: sốt rét run người, sau sốt cao thì ra mồ hôi, sốt hạ, sốt có chu kì, nhức đầu, mặt đỏ, lưỡi đỏ, phiền khát, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.
- Phương pháp chữa: hòa giải đuổi tà.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: sài hồ: 20g, rễ đinh lăng: 20g, rau má: 16g, lá tre: 12g, cam thảo nam: 12g, bán hạ sao vàng: 8g, gừng: 6g.
Bài 2: gồm: thường sơn: 16g, binh lang: 8g, thanh bì: 8g, thảo quả: 8g, hậu phác: 8g, trần bì: 8g, gừng: 4g.
Bài 3: gồm: cây cam thìa: 100g, lá thường sơn: 100g, thảo quả: 80g, hà thủ ô trắng: 50g, hạt cau: 30g, vỏ chanh: 30g, cam thảo nam: 30g, miết giáp: 20g. Tán bột uống 40g/ngày.
Bài 4: bài điều hòa cơ thể gồm: tri mẫu: 20g, sài hồ: 10g, ý dĩ sao: 10g, mạch môn: 10g, trần bì: 10g, bán hạ chế: 10g, chỉ sác: 10g, thanh hao: 10g, hoàng đằng: 10g, cam thảo nam: 10g, hoàng cầm: 10g, tô tử: 10g, sạ can: 6g. Sắc uống 1 thang/ngày.
Bài 5: bài “Viên thường sơn-binh lang” gồm: thảo quả: 130g, thường sơn chế: 110g, hoàng nàn chế: 110g, sài hồ khô: 110g, binh lang khô: 100g, bột hô: 100g, hoạt thạch: 18g. Tán bột làm viên 0,25g, uống 1-2 viên/ngày.
Bài 6: bài “Tiểu sài hồ thang gia giảm” gồm: sài hồ: 12g, đảng sâm: 12g, binh lang: 16g, thường sơn: 12g, đại táo: 10g, bán hạ chế: 8g, hậu phác: 8g, thảo quả: 8g, cam thảo: 6g, gừng: 4g.
Phối hợp châm các huyệt đại chùy, giản sử, hậu khê, hợp cốc… châm trước khi lên cơn 1-2 giờ.
2. Thể sốt cao ít rét:
- Triệu chứng: sốt nhiều rét ít, ít ra mồ hôi, đau nhức các khớp, đau đầu, khát nước, đại tiện phân táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền tế sác.
- Phương pháp chữa: thanh nhiệt sinh tân dịch, bổ khí.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: thạch cao: 40g, thường sơn: 12g, đảng sâm: 12g, huyền sâm: 12g, mạch môn: 12g, sinh địa: 12g, thạch hộc: 12g, quế chi: 8g.
Bài 2: bài “Thanh cao miết giáp tiễn” gồm: thanh cao: 16g, miết giáp: 12g, sinh địa: 12g, tri mẫu: 8g, đan bì: 8g.
Phối hợp châm tại đại chùy, đào đạo, hợp cốc.
3. Thể rét nhiều sốt ít:
- Triệu chứng: rét, không sốt, không khát, ngực sườn đầy tức, mệt mỏi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng dính, mạch huyền trì.
- Phương pháp chữa: tân ôn đuổi tà.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: quế chi: 8g, gừng khô: 8g, qua lâu: 8g, thảo quả: 8g, xuyên tiêu: 8g, binh lang: 6g.
Bài 2: bài “Sài hồ quế chi thang” gồm: mẫu lệ: 12g, sài hồ: 8g, quế chi: 8g, hoàng cầm: 8g, qua lâu căn: 8g, can khương: 6g, cam thảo: 6g.
Phối hợp cứu tại đại chùy, đào đạo, túc tam lý.
4. Thể sốt rét lâu ngày:
a. Có lách to:
Dùng bài “Miết giáp tán” gồm: miết giáp: 16g, bạch truật: 12g, hoàng kỳ: 12g, thảo quả: 8g, binh lang: 8g, xuyên khung: 8g, thanh bì: 8g, bạch thược: 8g, cam thảo: 8g, gừng: 8g, hậu phác: 8g, ô mai: 8g. Tán bột uống 40g/ngày.
b. Thể thiếu máu:
Dùng bài “Bổ trung ích khí” có gia thêm hà thủ ô, thường sơn, binh lang, thảo quả, quy bản, hậu phác.
Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
Link bài viết: Các bài thuốc điều trị bệnh sốt rét theo y học cổ truyền
Không có bình luận