Các bài thuốc chữa cảm mạo và cúm theo y học cổ truyền

Contents

Bệnh cảm mạo và cúm là bệnh xuất hiện cả 4 mùa, nhưng hay gặp nhất về mùa đông, cúm hay phát thành dịch.

Nguyên nhân gây ra cảm mạo là do phong hàn, cúm là do phong nhiệt. Chúng xâm phạm vào da, phế làm mất chức năng tuyên giáng của phế, vệ khí bị trở ngại gây các chứng ho, sợ gió sợ lạnh, nhức đầu ngạt mũi…

Bệnh cảm mạo và cúm là bệnh xuất hiện cả 4 mùa

1. Cảm mạo phong hàn:

  • Triệu chứng: ít sốt, sợ lạnh, sợ gió, đau đầu, không đạo hãn, ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Nếu có nguyên nhân do thấp sẽ kèm theo triệu chứng nhức mỏi các khớp xương.
  • Phương pháp chữa: Tân ôn giải biểu, có kèm thấp thì thêm trừ phong thấp.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: lá tía tô: 80g, cây cà gai: 80g, hương phụ: 80g, trần bì: 40g. Đem tán bột uống 20g/ngày.

Bài 2: nấu nước xông với 3 loại lá gồm: loại lá có tinh dầu, sát trùng đường hô hấp như lá chanh, bưởi, tía tô, kinh giới, bạc hà, sả…; loại lá có tác dụng hạ sốt như lá tre, lá duối; loại lá có tác dụng kháng sinh như hành, tỏi…

Bài 3: bài “Hương tô tán” gồm: hương phụ: 80g, tử tô: 80g, trần bì: 40g, cam thảo: 20g. Đem tán nhỏ thành bột uống 12g/ngày.

Bài 4: bài “Ma hoàng thang” gồm: hạnh nhân: 8g, ma hoàng: 6g, quế chi: 4g, cam thảo: 4g. Sắc uống 1 thang/ngày.

Bài 5: Áp dụng nếu có kèm thấp, dùng bài “Kinh phong bại độc tán” gồm: sài hồ: 40g, tiền hồ: 40g, chỉ xác: 40g, xuyên khung: 40g, khương hoạt: 40g, độc hoạt: 40g, phục linh: 40g, cát cánh: 40g, kinh giới: 40g, phòng phong: 40g, cam thảo: 20g. Tán nhỏ, uống 12-20g/ngày.

Phối hợp châm tại các huyệt phong môn, hợp cốc, khúc trì, bách hội, thái dương, xích trạch, thái uyên, nghinh hương…

2. Cúm phong nhiệt:

  • Triệu chứng: sốt, sợ gió, sợ nóng, ra mồ hôi nhiều, nặng đầu,  miệng khô, ho ra đờm, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
  • Phương pháp chữa: phát tán phong nhiệt.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: bài “Bột thanh hao địa liền” gồm: thanh hao: 80g, kinh giới: 80g, kim ngân: 80g, địa liền: 40g, cà gai: 40g, tía tô: 40g, gừng: 20g. Tán bột uống 16-20g/ngày.

Bài 2: bài “Bột kinh giới thạch cao” gồm: kinh giới: 60g, thạch cao: 60g, bạc hà: 60g, phèn chua phi: 30g, phác tiêu: 15g. Tán bột uống 4-8g/ngày chia 2 lần.

Bài 3: bài “Tang cúc ẩm” gồm: lá dâu: 10g, hạnh nhân: 8g, cát cánh: 8g, liên kiều: 6g, rễ sậy: 6g, cúc hoa: 4g, bạc hà: 4g, cam thảo: 4g. Sắc uống 1 thang/ngày.

Bài 4: bài “Ngân kiều tán” gồm: kim ngân: 40g, liên kiều: 40g, cát cánh: 24g, bạc hà: 24g, ngưu bàng tử: 24g, cam thảo: 20g, đậu xị: 20g, hoa kinh giới: 16g, lá tre: 4g. Tán bột uống 24g/lần, ngày 3-4 lần.

Phối hợp châm tả tại các huyệt phong trì, hợp cốc, ngoại quan, khúc trì, thái dương, bách hội, nghinh hương.

Coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

Link bài viết: Các bài thuốc chữa cảm mạo và cúm theo y học cổ truyền

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Trĩ Hemorr 120 viên

An Trĩ Hemorr 120 viên

Sức Khỏe
BI-GMAX 1350

BI-GMAX 1350