Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết

Contents

Bệnh sốt xuất huyết Dengue gây nên bởi virus Dengue thuộc giống Flavivirus, họ Flaviviridae, nhóm Arbovirus do muỗi truyền.

virus dengue có hình cầu, đường kính 35-50 nm, đối xứng hình khối, chứa một sợi ARN, có 4 typ huyết thanh D1, D2, D3, D4, có 3 gen protein.

Các typ không khác nhau nhiều, chỉ gây được một phần miễn dịch

Chéo giữa các nhóm.

Cả 4 typ đều có thể gây dịch sốt Dengue hoặc sốt xuất huyết Dengue.

Nguồn lây:

Những bệnh nhân đang mắc bệnh cấp tính

Những người mắc bệnh thể nhẹ ít được quản lý là nguồn lây quan trọng.

Các nhà nghiên cứu ở Malaysia đã chứng minh được loài khỉ hoang dại là nguồn chứa mầm bệnh trong tự nhiên nhưng chưa có bằng chứng từ khỉ truyền bệnh cho người.

Trung gian truyền bệnh:

Muỗi Ades agypti là vector chính truyền bệnh cho người, ngoài ra muỗi Ades albopictus, Ades polyneisiensis … cũng có khả năng truyền bệnh. Muỗi Ades phân bố khắp nơi từ nông thôn đến thành thị, đồng bằng, ven biển đến miền núi, muỗi thường sống ở những nơi bùn lầy nước động xung quanh nhà hoặc ở những nơi ẩm thấp trong nhà.

muỗi Ades agypti

Muỗi Ades agypti cái hút máu và truyền bệnh về ban ngày, chủ yếu vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Sau khi muỗi hút máu người bệnh đồng thời hút một lượng virus vào trong ống tiêu hóa của muỗi, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay nếu hút máu người lành. Nếu không có cơ hội truyền bệnh ngay, virus tiếp tục phát triển trong ống tiêu hóa và tuyền nước bọt của muỗi chờ dịp truyền sang người khác.

Muỗi Ades agypti đẻ trứng, sau đó trứng phát triển thành bọ gậy. Bọ gậy thường sống trong các dụng cụ chứ nước gia đình hay ở ngoài nhà như rãnh nước, ao hồ. Mật độ muỗi thường tăng vào mùa mưa.

Trong thời điểm có dịch, bệnh sốt xuất huyết Dengue lan truyền không phụ thuộc vào độ bay xa của muỗi nhà, mà thông  thường do muỗi theo các phương tiện giao thông để di chuyển từ vùng này sàn vùng khác.

Muỗi có khả năng truyền trực tiếp virus sang thế hệ kế tiếp đặc điểm này chỉ có ở muỗi Ades albopictus.

Cơ thể cảm thụ:

Những vùng có dịch lưu hành thường xuyên đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, lứa tuổi chiếm ưu thế đa số từ 5-9 tuổi.

Những vùng không có dịch lưu hành thường xuyên đối tượng mắc bệnh có xu hướng tăng dần về tuổi nhưng không quá 50 tuổi.

Phía Nam trẻ em chiếm 90% trở lên trong tổn số bệnh nhân sốt xuất huyết.

Phía Bắc tỷ lệ người lớn mắc bệnh trong các vụ dịch là 9,6% -38,6%.

Vùng có dịch xuất hiện lần đầu tiên: mọi người mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh.

Nam và nữ có tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau.

Tính chất dịch:

Dịch chủ yếu vào mùa mưa, nóng ẩm nhiều có nhiệt độ thích hợp cho muỗi phát triển.

Miền Bắc thường có dịch vào koangr tháng 6,7 rải rác đến tháng 11, đạt đỉnh cao vào các tháng 8,9,10,11.

Miền Nam và cả trung bộ có xu hướng xuất hiện quanh năm, cao điểm ở các tháng 7, 8, 9.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Prostate Health Management Lalisse 100 viên

Prostate Health Management Lalisse 100 viên

Sức Khỏe
Cevinton Forte with Vinpocetin – Citicoline

Cevinton Forte with Vinpocetin – Citicoline