Tiếp cận chẩn đoán một bệnh nhân sốt
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Sốt là hội chứng thường gặp. Có nhiều nguyên nhân gây sốt khác nhau. Việc tiếp cận chẩn đoán bệnh nhân sốt rất quan trọng.
Phương pháp hỏi bệnh sử và tiền sử chung:
Hỏi bệnh sử là bước quan trọng giúp định hướng chẩn đoán sốt và phải tỉ mỉ, toàn diện. cần hỏi bệnh nhân những vấn đề cơ bản: thời gian bị bệnh, các triệu chứng và dấu hiệu bệnh, tiền sử dịch tễ… cũng như những vấn đề liên quan tới những biểu hiện được xác định trong quá trình thăm khám và xét nghiệm. Trong nhiều trường hợp, hỏi bệnh sử không kết thúc trong lần đầu thăm khám bệnh nhân mà còn được thực hiện nhiều lần sau đó. Có thể hỏi bệnh sử bằng việc hỏi thêm người sống cùng với bệnh nhân, nhất là trong trường hợp người bệnh là trẻ em hoặc có tình trạng rối loạn ý thức.
- Hỏi bệnh sử:
Khởi phát, diễn biến, tính chất của sốt
Triệu chứng cơ năng của các cơ quan: nhức đầu, nôn, đau ngực, ho, khó thở…
Các thuốc đã được sử dụng ở tuyến dưới hoặc ở nhà
- Hỏi tiền sử:
Các bệnh mạn tính như sỏi mật, lỵ amip, lao phổi
Các can thiệt thủ thuật y tế trong thời gian gần đây như nạo hút thai
Tiêm chủng
Tiêm chích ma túy
Quan hệ tình dục không an toàn
- Hỏi dịch tễ:
Nghề nghiệp
Nơi ở, nơi cư trú lui tới của bệnh nhân
Khám lâm sàng
Phải thực hiện một cách kĩ lưỡng, nhất là trong các trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân và sốt kéo dài. Thăm khám tất cả các cơ quan bộ phận, tập trung vào những cơ quan mà bệnh nhân có triệu chứng và dấu hiệu bệnh hoặc được phát hiện có biểu hiện khi thăm khám. Chú ý phát hiện của sốc nhiễm khuẩn.
Yêu cầu xét nghiệm
Theo chẩn đoán định hướng lâm sàng mà bác sĩ đưa ra chỉ định lâm sàng càn thiết để chẩn đoán bệnh.
Nguyên tắc điều trị sốt:
- Không dùng thuốc hạ nhiệt nhất loạt:
Sốt là phản ứng của cơ thể trước tác nhân gây bệnh. Sốt giúp cơ thể tăng cường mọi hoạt động chống nhiễm khuẩn, động viên miễn dịch đặc hiệu và không dặc hiệu. Dùng thuốc hạ nhiệt sẽ làm lu mờ bệnh cảnh lâm sàng gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh. Mặt khác thuốc hạ nhiệt cũng có tác dụng phụ độc hại cho cơ thể, đặc biệt là ảnh hưởng tới gan. Thuốc hạ nhiệt được chỉ định khi bệnh nhân sốt quá cao trên 39 độ C đối với người lớn và trên 38,5 độ c đối với trẻ nhỏ nhất là trẻ có cơ địa sốt cao co giật.
- Bổ sung dịch và điện giải:
Bệnh nhân sốt kéo dài thường mất nước do sốt, do không được uống đày đủ. Cần bổ sung 2-3 lit mỗi ngày cho đến khi đạt lượng nước tiểu 1 lit/ ngày
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung đạm bệnh nhân sốt kéo dài ăn uống kém dẫn tới gầy nhanh do đạm ở tổ chức bị tiêu hao. Sốt cáng cao nhu xầu đạm càng cao.
- Phải tìm nguyên nhân để điều trị: tránh dùng thuốc kháng sinh bừa bãi, tránh lạm dụng điều trị thử
- Đánh giá lại và tiếp tục thăm dò.
coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: tiếp cận chẩn đoán một bệnh nhân sốt
Không có bình luận