Cơ chế bệnh sinh và dự phòng bệnh dại
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, gây bệnh lẻ tẻ, rải rác, do virus dại gây nên truyền từ súc vật sang người.
Cơ chế bệnh sinh
Virus dại vào cơ thể qua da, niêm mạc, nhân lên trong tế bào cơ vân, tại vết thương. Từ vết thương, virus theo đường dây thần kinh ngoại biên lên não. Virus lan tỏa toàn bộ não,, nhân lên trong các neuron gây tổn thương các tế bào thần kinh trung ương, hình thành những thể Negri là tổn thương đặc hiệu gặp trong bệnh dại đặc biệt ở vùng sừng Amon, hành não… từ thần kinh trung ương virus theo đường dây thần kinh ly tâm tới tuyến nước bọt và các mô trong cơ thể gây tổn thương.
Có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thần kinh ngoại biên: virus dại vào cơ thể qua da, niêm mạc bị tổn thương, nhân lên trong tế bào cơ vân tại vết thương trong 3-4 ngày đầu, rồi xâm nhập vào những nhánh tận cùng của hệ thần kinh ngoại biên.
- Giai đoạn xâm nhập hướng tâm hệ thần kinh trung ương: virus theo đường dây thần kinh ngoại biên tới các hạch cột sống, các neron tủy sống rồi lên não. Tại đây virus lan tỏa toàn bộ não, nhân lên tròn các neuron và hình thành tiểu thể Negri là tổn thương đặc hiệu gặp trong bệnh dại. Tiểu thể Negri chính là phản ứng của tế bào quanh virus dại là những vi thể tròn hoặc có hình bầu dục với màu hồng khi nhuộm Giemsa, tìm thấy trong 80% các trường hợp bị bệnh dại.
- Giai đoạn lan tỏa ly tâm: từ thần kinh trung ương virus theo đường dây thần kinh ly tâm ngoại biên tới các hạch giàu dây thần kinh: tuyến nước bọt, nước mắt, thượng thận, võng mạc, giác mạc, gai lưỡi.
Điều trị bệnh dại lên cơn:
Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh dại khi đã lên cơn. Chỉ điều trị triệu chứng an thần, để bệnh nhân nơi yên tĩnh.
Khi bệnh nhân lên cơn cần giữ để không gây thêm thương tích, thầy thuốc và người nhà cần an ủi, động viên bệnh nhân.
Phòng bệnh dại:
- Quản lý chó:
Hạn chế nuôi chó
Chó nuôi phải xích, nhốt, không để chó chạy rông
Tiêm phòng dại đầy đủ cho chó nuôi
Chó đã cắn người phải nhốt lại để theo dõi trong 10-14 ngày, không được giết thịt. Nếu có điều kiện thì xét nghiệm cắt đầu súc vật gửi đi xét nghiệm chẩn đoán nhanh chĩnh xác bệnh dại ở con vật.
Khi phát hiện chó, mèo nghi dại hoặc người bị lên cơn dại, y tế cơ sở phải báo cáo ngay cho đội vệ sinh phòng dịch huyện để cũng phối hợp điều tra xử lý ổ dịch.
- Tiêm phòng cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh: nhân viên y tế, nhân viên phòng xét nghiệm, người huấn luyện chó.
coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com
link bài viết: Cơ chế bệnh sinh và dự phòng bệnh dại
Không có bình luận