Hồi sức cấp cứu bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Contents

Bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết thường có sốc. Việc hồi sức cấp cứu có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng chống sốc.

Bồi phụ thể tích tuần hoàn:

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, nếu áp lực tĩnh mạch trung tâm thấp:

Truyền nhanh 500 ml dịch keo hoặc cao phân tử trong 20 phút.

Nếu áp lực tĩnh mach trung tâm chưa về bình thường truyền tiếp 500 ml dung dịch cao phân tử

Nếu áp lực tĩnh mạch trung tâm và huyết áp về bình thường: loại trừ sốc nhiễm khuẩn, tiếp tục truyền dịch duy trì và theo dõi diễn biến.

Nếu áp lực tĩnh mạch trung tâm bình thuoqngf, huyết áp không lên: chẩn đoán xác định sốc nhiễm khuẩn huyết và khi đó có chỉ định sử dụng thuốc vận mạch.

Dùng thuốc vận mạch:

chỉ dùng khi áp lực tĩnh mạch trung tâm về bình thường và huyết áp không lên.

Dopamin là thuốc lựa chọn đầu tiên, truyền tĩnh mạch liên tục. Tốc độ truyền bắt đầu là 5 muycrogam/kg/phút

dopamin

Nếu đã dùng đến liều 20 myucrogam/kg/phút mà không đáp ứng dùng noradrenalin bắt đầu với liều 0,1 muycrogam/kg/phút. Khi dùng dopamin và noradrenalin có thể giảm dần về liều có tác dụng giãn mạch thận. Duy trì tốc độ truyền dịch để giữ ổn định áp lực tĩnh mạch trung tâm, không để xuất hiện tình trạng mất thể tích tuần hoàn.

Nếu người bệnh không đáp ứng với phác đồ trên thì phối hợp thêm dobutamin. Trong trường hợp phối hợp cả 3 thuốc vận mạch trên mà bệnh nhân vẫn không đáp ứng huyết áp không lên hoặc không ổn định, có thể chỉ định dùng noradrenalin với liều tăng dần.

Hồi sức hô hấp:

Thở oxy kính mũi hay oxy mask túi theo tình trạng của người bệnh.

Sẵn sàng đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo khi có chỉ định

Hút đờm rãi

Theo dõi liên tục mạch, huyết áp.

Chống suy thận:

Có thể tránh được suy thận nếu nâng huyết áp lên nhanh chóng. Khi huyết áp lên đến 80 mmHg, nếu chưa có nước tiểu cần chỉ định dùng Furosemid tĩnh mạch dể duy trì lượng nước ổn định. Khi đã có suy thận cấp thực thể cần chỉ định điều trị bằng lọc máu ngoài thận.

Điều trị đông máu nội quản rải rác bằng heparin, truyền tiểu cầu nếu tiểu cầu giảm nhiều.

Dự phòng loét và xuất huyết tiêu hóa do stress bằng thuốc bọc niêm mạc dạ dày và thuốc kháng H2.

Vấn đề sử lý ngoại khoa trong nhiễm khuẩn huyết rất hạn chế. Khi cần xử lý tối thiểu.

Trong trường hợp sốc nhiễm khuẩn do một ổ nung mủ, chỉ định dẫn lưu là rất cần thiết vì kháng sinh toàn thân đơn thuần rất ít tác dụng trong những trường hợp này. Phải chỉ định mổ cấp cứu ngay khi nâng được huyết áp lên đến 90 mmHg, không thể đợi đến khi tình trạng ổn định vì nếu không can thiệp tình trạng bệnh nhân chỉ có thể tốt lên tạm thời rối lại xấu đi, khó lòng ổn định được. Thường phải giải quyết 2 thì: trong cấp cứu giải quyết dẫn lưu, sau đó khi người bệnh đã ra khỏi tình trạng sốc sẽ mổ lần 2 để giải quyết nguyên nhân.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: Hồi sức cấp cứu bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
GoodBrains

GoodBrains

Sức Khỏe
1
Viêm Xoang Kim Hòa

Viêm Xoang Kim Hòa