Cách phòng và điều trị viêm phế quản
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Viêm phế quản cấp là bệnh mà niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn mà không có di chứng. Đây là một loại bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi tuy nhiên phổ biến nhất là người già và trẻ em.
Nguyên nhân viêm phế quản :
Do virus : hiện nay có trên 180 loại virus gây bệnh, các loại thường gặp như Myxovirus, virus đường hô hấp, một số chủng herpes virus
Do vi khuẩn : nguyên nhân này ít gặp hơn do virus, thường gặp một số loại khuẩn như phế cầu, hemophillus, các loại vi khuẩn nội bào
Do hít phải các khí độc như khói thuốc, amoniac, các chất độc không khí, khói nhà máy,…
Do dị ứng
Ngoài ra còn do một số yếu tố mối trường như thời tiết lạnh khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi,… và một số vấn đề về sức khỏe như những người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh về phổi như viêm phổi, lao phổi
Triệu chứng của viêm phế quản :
Bệnh nhân rát bỏng ở vùng giữa ngực, ho khan, đau ngực, khàn tiếng, thở khò khè
Sốt, mệt mỏi, đau đầu , chán ăn
Có cảm giác khó thở nhẹ, ho có đờm
Bệnh nhân có thể viêm amidan, viêm họng đỏ
Bệnh nhân còn có thể ho ra máu
Biến chứng của viêm phế quản : hầu hết bệnh không để lại di chứng, tuy nhiên nếu kéo dài có thể gây một số bệnh :
Có thể gây tắc phế quản do viêm dẫn tới hoại tử, suy hô hấp đặc biệt là ở trẻ em
Rối loạn thông khí , có thể hen phế quản. Thường gặp ở bệnh nhân viêm do virus
Cách phòng bệnh :
Không hút thuốc
Bảo vệ môi trường, không khí trong sạch, tránh khói bụi
Giữ ấm, tránh bị nhiễm lạnh
Vệ sinh răng miệng
Tiêm vacxin phòng cúm
Điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, vitamin,…
Ngậm nước muối, dùng một số loại thảo dược để bảo vệ họng
Làm sạch đường hô hấp cho trẻ như mũi, họng,…
Rèn luyện thân thể
Cách điều trị viêm phế quản :
Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, giữ ấm cho cơ thể, tránh các đồ lạnh
Dùng các loại thuốc giảm ho như terpin codein
Có thể dùng một số loại thuốc nam như cam thảo, hạnh nhân,…
Uống đủ nước, có thể thay bằng trà nóng, các loại súp, canh
Ăn các loại thức ăn mềm, lỏng
Không dùng kháng sinh khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ
Không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc và các khí độc
Khi ho, sổ mũi phải điều trị dứt điểm
Không có bình luận