Đại cương về hệ thần kinh thực vật
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
-
Contents
Đại cương
- Hệ thần kinh thực vật còn gọi là hệ thần kinh tự động, là hệ thần kinh điều khiển các cơ quan nội tạng, có tác dụng điều hòa các quá trình sống như tuần hoàn, hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết, chuyển hóa các chất trong cơ thể. Tuy là hệ thần kinh tự động song vẫn chịu sự điều khiển của vỏ não.
- Hệ thần kinh thực vật có hai hệ là hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Trung tâm của hệ thần kinh thực vật được phân phối trong hệ thần kinh trung ương như: não giữa, hành não, cầu não và sừng bên của tủy sống.
-
Chức năng của hệ
- Trung tâm của các dây thần kinh thực vật có đặc điểm là phân phối theo ổ (hạch) chứ không phân phối theo đốt đoạn như hệ thần kinh vận động.
- Chức năng của hệ thần kinh thực vật biểu hiện tác dụng của hệ giao cảm và phó giao cảm trên các cơ quan. Giao cảm và phó giao cảm hoạt động ngược nhau, nhưng bổ sung cho nhau, tham gia điều hòa hoạt động của cơ quan. Cường hệ giao cảm hay hệ giao cảm đều gây ra hậu quả bất lợi cho cơ thể, vì vậy hai hệ này hoạt động nhẹ nhàng và phối hợp nhau.
Tên cơ quan | Tác dụng của hệ giao cảm | Tác dụng của hệ phó giao cảm |
Tuần hoàn | Tim đập nhanh, mạnh, tăng dẫn truyền xung động
Co mạch, tăng huyết áp |
Tim đập chậm, yếu
Hạ áp Giãn mạch |
Hô hấp | Giãn cơ trơn khí phế quản | Co cơ trơn khí phế quản |
Tiêu hóa | Giãn cơ trơn, giảm co bóp dạ dày, ruột | Co cơ trơn, tăng co bóp dạ dày, ruột |
mắt | Dãn đồng tử | Co đồng tử |
Tuyến nước mắt, bọt, mồ hôi | Tăng tiết dịch ngoại tiết | Giảm tiết dịch ngoại tiết |
- Hai hệ này hoạt động phối hợp, bổ sung cho nhau, điều hòa lẫn nhau, đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường. Trong điều kiện sinh lý giữa hai hệ có sự thăng bằng về ảnh hưởng đối với các cơ quan tác dụng. Khi sự thăng bằng mất sẽ xuất hiện trạng thái bệnh lý.
-
Ảnh hưởng của não đến hệ
Tất cả hoạt động của hệ giao cảm và phó giao cảm đều có sự liên hệ chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương
Ví dụ: khi sợ hãi, tức giận,..sẽ gây nhiều biến đổi trong cơ thể như toát mồ hôi, lạnh, tái hoặc đỏ bừng mặt
Khi lo buồn ăn sẽ không ngon do dịch vị tiết ít, nước bọt bài tiết ít.
-
Các thuốc tác động lên hệ
- Thuốc cường giao cảm có tác dụng giống như kích thích hệ giao cảm: adrenalin, ephedrina,..được dùng trong tim mạch, hô hấp
- Thuốc chẹn giao cảm có tác dụng ức chế tác dụng của hệ giao cảm
- Thuốc cường phó giao cảm: có tác dụng như kích thích hệ phó giao cảm
- Thuốc liệt phó giao cảm có tác dụng như làm liệt hệ phó giao cảm: atropin, scopolamin,.
copy ghi nguồn: http://http://health-guru.org/.
link bài viết: Đại cương về hệ thần kinh thực vật
Không có bình luận