Những điều cần biết về răng và các bệnh về răng

  1. Contents

    Mọc răng và thay răng sữa

    1. Mọc răng và thay răng sữa
    • Trẻ em thông thường mọc răng sữa từ lúc 6 tháng tuổi đến 3 năm tuổi, mỗi hàm có 10 răng sữa trong đó gồm: 4 răng cửa, 2 răng nanh, 4 răng hàm.
    • Thông thường trẻ em thay răng từ lúc 6 tuổi đến năm 13 tuổi theo thứ tự:

    Năm 6 tuổi đến 7 tuổi thay nhóm răng của

    Năm 9 tuổi đến 10 tuổi thay nhóm răng hàm

    Năm 11 tuổi đến 13 tuổi thay nhóm răng nanh

    • Trẻ em mọc răng sữa muộn hoặc thay răng sữa muộn vì cơ thể yếu như còi xương, suy dinh dưỡng. Cần điều trị và nâng cao thể trạng cho trẻ em bằng chất lượng của khẩu phần ăn hàng ngày, đồng thời cho uống thêm vitamin D hoặc uống dầu cá, ăn cốm bổ sung Calci.
    • Để bảo vệ răng sữa, không cho trẻ em ngậm cơm khi ngủ, không cho ăn kẹo về ban đêm, bánh ngọt vào buổi tối, tạo cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên có thói quen đánh răng sau mỗi bữa ăn, súc miệng, nhất là trước khi đi ngủ. Bàn chải phải thích hợp với từng độ tuổi, kem đánh răng không được dùng chung với người lớn mà phải cho trẻ dùng loại của trẻ em. Nên tổ chức cho các cháu khám chữa răng theo định kỳ 6 tháng/lần.
    • Nếu răng sữa phải nhổ quá sớm hoặc để quá muộn đều làm cho râng vĩnh viễn mọc lệch lạc, khớp cắn sẽ sai, làm giảm sức nhai và chịu nhiều tác hại khác đến suốt đời.
    • Nếu nhóm răng cửa vĩnh viễn mọc lệch lạc ở trẻ dưới 15 tuổi, tại cơ sở có chuyên khoa sâu, có thể nắn chỉnh, di chuyển về đúng khớp song cũng gây nhiều phiền phức và tốn kèm.
    1. Các bệnh thường gặp về răng miệng

      Sâu răng

    • Nguyên nhân: toàn thân, tại chỗ, lứa tuổi, nguồn nước,..song phổ biến với trẻ em là hay ăn kẹo mà không đánh răng vào ban đêm, với phụ nữ có thai, với nguồn nước ăn thiếu Flour.
    • Sâu răng chia ra: sâu men, sâu ngà, sâu tủy.
    • Điều trị: Tùy thuộc nguyên nhân

    Toàn thân: điều trị tùy thuộc nguyên nhân

    Tại chỗ:

    + Với sâu men, sâu ngà: làm sạch lỗ sâu, khoan tạo lỗ hàn, sát khuẩn hàn bằng xi măng, nhựa hóa học, bột bạc. Nếu phương pháp điều trị đúng, bệnh sẽ dừng lại, sức nhai được phục hồi

    + Với viêm tủy cấp giai đoạn đầu: điều trị bảo tồn thử, nếu bệnh nhân vẫn đau phải đặt thuốc diệt tủy, lấy tủy, làm sạch và hàn.

    + Với tủy hoại thư, mặc dù răng không đau nữa nhưng bệnh nhân phải chủ động đi điều trị để lấy hết tủy buồng tủy chân đã thối mủn, làm sạch ống tủy nhiều lần rồi hàn thử, hàn vĩnh viễn mới mong bảo tồn răng và giữ được sức nhai.

    • VIêm lợi- cao răng:

    • Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi: bệnh về máu, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh nhiễm độc, bệnh thiếu vitamin, ..phải tìm nguyên nhân để điều trị. Nhưng bệnh thường gặp nhất đưa đến viêm lợi là cao răng. Cao răng đầu tiên là cặn lắng của nước bọt bám vào cổ răng dần dần tách lợi ra khỏi cổ răng gây viêm lợi thể nhẹ, nhìn thấy lợi cổ răng màu đỏ sẫm, chạm vào dễ chẩy mấu, chảy máu ra đọng lại ở cổ răng để lại xác hồng cầu có chất sắt tạo thành cao răng có màu xám bám rất chắc vào cổ răng, tách lợi ra càng nhanh, cắt đứt dây chằng quanh chân răng tạo thành túi mủ, khi túi mủ nông, mủ còn có thể thoát qua cổ răng, khi cao răng đã bám xuống sâu quanh chân răng tạo thành túi mủ sâu, mủ không thể thoát ra cổ răng nữa nên tạo thành ổ mủ cạnh chân răng hoặc cuống răng làm bệnh nhân đau nhức, răng lung lay đôi khi có cảm giác chồi lên, nếu không điều trị tích cực và kịp thời, răng sẽ phải nhổ dần.
    • Điều trị: phải điều trị nguyên nhân: lấy cao răng là chính, chỉ dùng kháng sinh khi lợi bị viêm cấp hoặc có ổ áp xe cạnh chân răng.

    Điều trị: lấy cao răng triệt để, lấy cao răng bằng máy siêu âm và dụng cụ chuyên khoa.

    • Tai biến do răng khôn

    • Răng khôn còn gọi là răng số 8, thường mọc vào tuổi trưởng thành (sau 18 tuổi) song không có quy luật về thời gian mọc, hình thể răng và chân răng
    • Là răng mọc sau cùng trong khi xương hàm dưới phát triển kéo dài nên răng số 8 thường bị lệch và chật chỗ, một trong hai nguyên nhân này đều đưa đến tai biến
    • Triệu chứn của tai biến đó là:

    Đau nhức vùng gốc hàm dưới

    Tại chỗ vùng góc hàm dưới sưng, nóng, đỏ.

    Khám trong miệng: thấy răng số 8 lệch, lợi quanh răng sưng nề, có khi sưng lan vào thành trụ trước, ấn có khi có mủ chảy ra. Có khi không nhìn thấy răng số 8 mọc vì mọc ngầm

    • Điều trị:

    Nếu răng số 8 mọc lệch phải nhổ bỏ

    Nếu bệnh nhân đang sưng, đau, sốt, miệng há khó phải dùng kháng sinh và ngậm nước muối 1 giờ/ lần. Sau khi dùng kháng sinh bệnh khỏi tạm thời, phải nhổ bỏ răng số 8 lệch, nếu không bệnh tái phát lại.

    Chỉ giữ răng số 8 khi răng mọc thẳng và không bị chật chỗ.

    copy ghi nguồn : http://http://health-guru.org/

  • link bài viết: Những điều cần biết về răng và các bệnh về răng

 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Gotosan Tw3

Gotosan Tw3

Sức Khỏe
Sper Fort

Sper Fort