Bệnh trĩ (tiếp theo)

Phân loại trĩ:

trĩ
trĩ

+ Phân loại theo giải phẫu: lấy đường lược làm mốc người ta chia ra:

Trĩ nội: nằm ở khoang dưới niêm mạc, trên đường lược, có nguồn gốc từ động mạch trực tràng trên.

Trĩ ngoại: nằm ở khoang cạnh hậu môn, dưới da, dưới đường lược, có nguồn gốc từ động mạch trực tràng dưới.

+ Phân loại theo vị trí:

Đánh số theo mặt kính đồng hồ ở tư thế phụ khoa, có ba búi trĩ chính là hướng 3-8-11 giờ. Ngoài ra có thể có một số búi trĩ  theo hướng 5 giờ, 7 giờ, 6 giờ, 12 giờ.

+ Phân loại theo tiến triển của bệnh: chia làm 4 độ (đối với trĩ nội):

Độ 1: trĩ cương tụ (chỉ to lên trong lòng ống hậu môn), có hiện tượng chảy máu.

Độ 2: sa trĩ khi rặn, tự co lên sau khi đại tiện xong.

Độ 3: sa trĩ khi rặn, không tự co lên được mà phải dùng tay đẩy lên.

Độ 4: trĩ sa thường xuyên, kể cả những trường hợp sa trĩ tắc.

Chẩn đoán phân biệt bệnh:

+ Polyp trực tràng hoặc các u máu có thể gây ỉa máu tươi, phân biệt bằng thăm khám trực tràng và soi hậu môn trực tràng.

+ Ung thư hậu môn, trực tràng: là một bệnh lí luôn cần chú ý đến, bệnh nhân có ỉa máu, có rối loạn đại tiện, động tác thăm hậu môn trực tràng và soi hậu môn trực tràng có tác dụng xác định chẩn đoán.

+ Sa trực tràng: dễ dàng phân biệt khi quan sát thấy các rãn niêm mạc của trưc tràng tạo thành một vòng tròn đồng tâm, còn trường hợp sa trĩ sẽ thấy các rãnh giữa các búi trĩ.

+ Bệnh viêm đại trực tràng chảy máu ít gặp ở nước ta.

Điều trị trĩ:

Điều trị bệnh trĩ có ba phương pháp chính là điều trị bằng nội khoa, điều trị bằng ngoại khoa và điều trị bằng cách sử dụng các thủ thuật. Trường hợp mà sử dụng điều trị bằng nội khoa và các thủ thuật không có hiệu quả thì cần chỉ định cho bệnh nhân điều trị ngay bằng phương pháp ngoại khoa. Dưới đây là cách điều trị bệnh bằng phương pháp nội khoa.

Điều trị nội khoa:

  • Các nguyên tắc vệ sinh ăn uống, lao động, vệ sinh hậu môn thường xuyên (ăn ít các loại gia vị, tránh táo bón,…) là rất cần thiết.
  • Thuốc: dùng toàn thân hay tại chỗ có tác dụng.
  • Điềuhòa lưu thông tiêu hóa, làm trơn ruột, tránh táo bón, tuy nhiên không nên dùng thuốc nhuộn tràng kéo dài.
  • Giảm đau, chống viêm, chống co thắt, tăng sức bền thành mạch.

Thuốc dùng tại chỗ dạng mỡ hay dạng viên đạn đặt hậu môn như titanoreine, suppositorie Midy,…

Thuốc dùng tòan thân đặc biệt tốt cho các đợt kịch phát, là những thuốc làm tăng sức bền thành mạch.

Điều trị nội khoa có tác dụng ở giai đoạn đầu  và rất tốt cho trước và sau phẫu thuật.

copy ghi nguồn:http://health-guru.org/

link bài viết:Bệnh trĩ (tiếp theo)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Cerelon Forte

Cerelon Forte

Sức Khỏe
Xích long

Xích long