Chảy máu đường tiêu hóa trên

 

Đặc điểm chung:

chảy máu tiêu hóa trên
chảy máu tiêu hóa trên

1.Định nghĩa: chảy máu đường tiêu hóa trên là máu chảy do các tổn thương từ miệng đến góc Treitz.

2.Thái độ xử trí với bệnh:

Trước một trường hợp bệnh nhân bị chảy máu tiêu hóa thì cần phả thực hiện được các bước sau:

  • Xác định được tình trạng chảy máu của bệnh nhân.
  • Thực hiện các thủ thuật để điều trị hồi sức và theo dõi người bệnh.
  • Đánh giá mức độ chảy máu.
  • Xác định các nguyên nhân gây ra chảy máu.
  • Thái độ điều trị cần khẩn trương.

Xác định tình trạng chảy máu cho bệnh nhân:

  • Lấy mạch: tần số của mạch thể hiện mức độ chảy máu, là dấu hiệu cho biết tình trạng huyết động của bệnh nhân. Nếu như mạch đập nhanh có thể dẫn đến trụy mạch do mất máu.
  • Đo huyết ap động mạch: nếu huyết áp thấp hay tụt là biểu hiện của sốc do mất máu.
  • Xét nghiệm: hematocrit hay hemoglobin.

Các thủ thuật cần thực hiện:

  • Xét nghiệm xác định nhóm máu.
  • Đặt một catheter để có thể truyề dịch và truyền máu, theo dĩ huyết apstm trung ương.
  • Đặt một thông tiểu để theo dõi lượng nước tiểu trong trường hợp hồi sức tích cực.

Đánh giá mức độ chảy máu:

Mức độ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhất là khối lượng của máu bị mất đị, tình trạng chung của huyết động, cần truyền  máu hay không. Có thể chia làm ba mức độ khác nhau:

  • Chảy máu nặng: sốc mất máu. Mạch đập trên 120 lần trong 1 phút, huyết áp dưới 80 mmHg, hồng cầu dưới 2.5 triệu, hematocrit dưới 8g/100ml. Cần phải truyền đến 1000ml máu.
  • Chảy máu vừa: có các dấu hiệu ban đầu của sốc mất máu, mạch 100-120 1ần trong 1 phút, huyết á 80-100 mmHg, hồng cầu 2.5-3 triệu, hematocrit 30-35%, hemoglobin 9-10 g/100ml. Có thể cần truyền 120-500 ml máu.
  • Chảy máu nhẹ: không có các dấu hiệu của sốc mất máu, tình trạng huyết động ổn định, mạch 90-100 ml. Không cần phải truyền dịch hay truyền máu.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp này bệnh nhân tiếp tục chảy máu , thì mức độ mất máu từ nhẹ chuyển thành nặng. Do vậy, không nên cho rằng bệnh nhân chảy máu nhẹ không cần theo dõi.

Thái độ điều trị:

  • Hồi sức tích cực tùy thuộc vào các mức độ chảy máu của bệnh nhân, có thể truyền dịch hoặc truyền nước sau đó là truyền máu. Đặt catheter tĩnh mạch, đặt nhiều đường truyền nếu như cần thiết, theo dĩ huyết áp tĩnh mạch trung ương, huyết áp động mạch.
  • Xác định nguyên nhân chảy máu: trước hết phải xác định xem bệnh nhân bị chảy máu cao hay là chảy máu thấp.
  • Chỉ định điều trị bệnh: chảy máu đường tiêu hóa phần lớn các nguyên nhân thì được điều trị nội khoa, tỷ lệ tử vong chung của chảy máu đường tiêu hóa vào khoảng từ 10-40%. Phụ thuộc các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến chảy máy đường tiêu hóa ví dụ như tuổi già trên 60 tuổi, có các bệnh lí kèm theo, người bị bệnh máu khó đông chẳng hạn. Điều trị ngoại khoa được đặt ra tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân khác nhau, các tổn thương cũng như điều kiện để có thể thực hiện được phẫu thuật và kết quả của quá trình điều trị bằng phương pháp nội khoa.

Nguồn:http://health-guru.org/

Link bài viết:Chảy máu đường tiêu hóa trên

 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Pharcotinex

Pharcotinex

Sức Khỏe
CalciLife 10ml

CalciLife 10ml