Diễn biến lâm sàng của bỏng

 Nhìn chung, thì có tới 80% số trường hợp bệnh nhân là bị bỏng nhẹ, nông và diện tích bỏng hẹp. Bỏng nông dưới

Diễn biến lâm sàng của bỏng
Diễn biến lâm sàng của bỏng

18% diện tích đối với ngời lớn thì được xem là bỏng nhẹ. Đại đa số các trường hợp là ăn uống được, đủ, ít khi phải truyền dịch bổ sung, chỉ cần điều trị tại chỗ là được. Số các trường hợp còn lại thì được xem như là bỏng nặng: ví dụ như bỏng khoảng 30% ở mức độ II và mức độ III thì được xem là bỏng nặng, cần hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân. Khi thực hiện hồi sức cho bệnh nhân, thì điều đầu tiên là phải chú ý đến diện tích bỏng của người bệnh. Những bệnh nhân này thì thường sau khoảng 2-5 này thì khi ăn vào sẽ bi nôn ra, cần sử dụng đường tĩnh mạch. Bỏng thường diễn biến qua 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn sốc bỏng:

       Đây là giai đoạn đầu tiên của một bệnh nhân khi bị bỏng ở mức độ nặng. Thời gian mà bệnh nhân bị giai đoạn này kéo dài khoảng 48 giờ đầu, và giai đoạn sốc nguyên nhân do bỏng của bệnh nhân được chia ra làm hai thời kì khác nhau. Hai thời kì đó bao gồm có thời kì thần kinh (khoảng trong 6 giờ đầu) và thời kì sốc bỏng (từ tiếng thứ 6 trở đi cho đến 48 tiếng sau khi bị bỏng).

  • Thời kì thần kinh diễn ra trong khoảng 6 giờ đầu, chủ yếu nguyên nhân là do đau đớn. Nạn nhân kêu l, vật vã, buồn nôn, huyết áp tăng, mạch đập nhanh (sốc thường). Dần dần nạn nhân nằm lả đi, vẻ mặt thờ ở, vã mồ hôi lạnh ở trán, đầu mũi cũng như các chi trở nên lạnh hơn (sốc nhược).
  • Thời kì sốc bỏng: đây là một thời kì sốc do thương tích điển hình do mất huyết tương là chính, kéo dài từ 6-48 giờ.

    Một nạn nhân bị bỏng ở mức độ III (mức độ bỏng sâu), diện tích bị bỏng rộng khoảng 30% tổng diện tích của cơ thể, sau 1 giờ thì bệnh nhân sẽ bị mất đi khoảng 1400 ml huyết tương, tiếp đó thì cứ mỗi giờ mất thêm 180 ml nữa. Huyết tương trong máu của bệnh nhân sẽ thoát qua các vách của vi quản để đi vào trong các nốt bỏng và huyết tương này sẽ thấm vào trong các tổ chức, gây ra tình trạng phù nề nguyên nhân là do bị bỏng, làm cho cơ thể của bệnh nhân mất đi nhiều phân tử protein, mất nhiều nước và các chất điện giải. Số lượng các tế bào hồng cầu cũng bị tan ra và trở nên dễ vỡ hơn. Một khối lượng lớn các tế bào hồng cầu tập trung vào trong cục máu đông của vết thương lan tỏa vào trong trong các vi quản của lớp tế bào của da, một số nữa thì bị loại ra khỏi vòng tuần hoàn, ứ trệ tại các tổ chức và nội tạng. Bỏng càng nặng thì số lượng các tế bào hồng cầu càng bị loại ra nhiều, bị loại từ 19-40% số lượng các tế bào hồng cầu. Dùng chất phóng xạ Cr51 đánh dấu các hồng cầu cho người bỏng trên 51% diện tích thì cho thấy sau 2 giờ có khoảng 38-46% số lượng các stb hồng cầu bị tan rã hoặc bị loại bỏ. Hậu quả chung là thể tích tuần hoàn của bệnh nhân bị suy giảm nghiêm trọng và gây ra sốc nặng.

Nguồn:http://health-guru.org/

Link bài viết:http://health-guru.org/dien-bien-lam-sang-cua-bong.html

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Glucosamine 2400mg Healthy Joint Plus

Glucosamine 2400mg Healthy Joint Plus

Sức Khỏe
Dailivit siro

Dailivit siro