Tắc ruột sơ sinh (tiếp theo)

1.Chẩn đoán hội chứng tắc ruột sơ sinh.

tắc ruột sơ sinh
tắc ruột sơ sinh

Bệnh được chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu biểu hiện trên lâm sàng và cận lâm sàng.

  • Các dấu hiệu lâm sàng:
  • Trẻ không đi ngoài ra phân su.
  • Có biểu hiện nôn: triệu chứng này xuất hiện sớm, nôn ra sữa và nước mật.
  • Bụng của trẻ trướng dần lên; căng bóng, nổi lên tuần hoàn bàng hệ.
  • Thăm khám hậu môn và trực tràng:

+ Không có lỗ hậu môn (trẻ bị dị tật hậu môn và trực tràng).

+ Trường hợp có lỗ hậu môn: thăm dò bằng sond Nelaton số 8-12. Có 3 trường hợp xảy ra:

Sonde chỉ vào được khoảng 2-3 cm rồi không thể vào được nữa, không thấy có phân su ra. Trường hợp này là trẻ bị teo trực tràng bẩm sinh.

Trường hợp 2 là sonde vào được sâu, có phân su ra: là bệnh nhân bị giãn trực tràng bẩm sinh hay tắc ruột cơ năng khác.

Cuối cùng là sonde vào được sâu, có phân su ra chứng tỏ trẻ bị tắc ruột cao như bị teo ruột non.

+ Khám toàn thân cho bệnh nhân: trẻ đẻ non, mất nước, nhiễm trùng, có các dị tật phối hợp,…

  • Các biểu hiện cận lâm sàng:
  • Chụp X-quang:

+ Chụp X-quang không chuẩn bị: thấy có hình ảnh của mức nước – hơi và hình vôi hóa.

+ Chụp đại tràng có cản quang: thấy hình ảnh của đại tràng bị teo nhỏ (nguyên nhân là tắc ruột non) và có thể thấy được vị trí tắc của ruột.

+  Chụp lưu thông ruột:

Chỉ định: trong trường hợp hẹp ruột (tắc không hoàn toàn).

Thấy được vị trí hẹp của bệnh nhân.

2.Nguyên tắc điều trị tắc ruột sơ sinh.

Mổ cấp cứu các trường hợp tắc ruột sơ sinh hoàn toàn do các nguyên nhân cơ giới.

  • Các chuẩn bị trước mổ:

+ Không được cho trẻ bú trước khi tiến hành làm phẫu thuật.

+ Tiến hành ủ ấm cho trẻ.

+ Đặt sonde dạ dày.

+ Truyền dịch cho trẻ.

+ Sau đó chuyển trẻ đến tuyến điều trị phẫu thuật.

  • Phương pháp mổ:

+ Giải quyết nguyên nhân gây ra tắc ruột cho trẻ: cắt dây chằng Ladd, cắt đoạn ruột bị teo,…

+ Lập lại lưu thông ruột ngay cho trẻ: nối ruột tận – tận, tận – chéo,…

+ Dẫn lưu ruột tạm thời: khi bệnh nhân hay cơ sở y tế đó không đủ điều kiện để có tể nối ruột ngay.

  • Chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật:

+ Thực hiện ủ ấm cho trẻ.

+ Đặt sonde dạ dày.

+ Tiến hành tiêm các thuốc kháng sinh cho trẻ.

+ Cần nuôi dưỡng tĩnh mạch của bệnh nhân trong vòng từ 3 đến 5 ngày.

+ Và theo dõi các biến chứng của bệnh nhân sau khi mổ.

copy ghi nguồn:http://health-guru.org/

link bài viết:Tắc ruột sơ sinh (tiếp theo)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Gotosan Tw3

Gotosan Tw3

Sức Khỏe
Sper Fort

Sper Fort