Chẩn đoán sốc chấn thương
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Chẩn đoán xác định sốc chấn thương và nguyên nhân gây sốc phải hết sữ nhanh chóng để có thái độ xử lí thích hợp, không để cho sốc kéo dài sẽ chuyển sang giai đoạn không hồi phục. Điều này rất quan trong đối với các chấn thương hàng loạt.
Chẩn đoán xác định sốc chấn thương:
Chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân. Các xét nghiệm theo dõi kết quả điều trị được chia làm hai giai đoạn khác nhau là giai đoạn sốc nguyên phát và sốc thứ phát.
Sốc nguyên phát:
Xảy ra sau khi bệnh nhân bị chấn thương khoảng 10-15 phút. Bệnh nhân tỉnh nhưng lai có vật vã, nói nhiều. da vã mồ hôi, lúc thì nhợt nhạt, lúc lại đỏ hông. Tăng phản xạ, tăng cảm giá đau. Phản xạ đồng tử tăng. Huyết áp động mạch tăng cả tối đa lẫn huyết áp tối thiểu, mạch nhanh. Chẩn đoán giai đoạn này thì nói chung là khó và ít có các giá trị trong thực tế.
Sốc thứ phát:
Có thể xuất hiện sau khi bị sốc nguyên phát, hoặc là xuất hiện từ đầu, bệnh nhân nằm yên, lờ đờ, tờ ơ với ngoại cảnh xung quanh. Sống mũi lạnh, tay chân lanh, nhpws mồ hôi. Huyết áp động mạch kẹt và giảm, có khi lại không đo được huyết áp tĩnh mạch. Mạch nhanh nhỏ và khó bắt. Giảm các cảm giác, giảm phản xạ và trương lực cơ, thân nhiệt cũng giảm xuống; bệnh nhân có biểu hiện của thiểu niệu hay vô niệu, bấm móng tay thì thấy lâu hồng trở lại (biểu hiện của rối loạn tuần hoàn vi mạch).
Dựa vào các triệu chứng, nhất là huyết áp của động mạch để chia sốc ra thành ba giai đọa khác nhau bao gồm từ nhẹ tới nặng. Ba giai đoạn đó là:
- Sốc nhẹ: toàn trạng của bệnh nhân bình thường, mạch hoảng 90-100 lần /phút. Huyết áp tối đa vào khonagr 80-100 mmHg, sốc trong trường hợp này có thể tự khỏi được.
- Sốc vừa (trung bình): bệnh nhân bị ức chế lờ đờ, da và niêm mạc nhợt, cảm giác và phản xạ giảm, huyết áp còn 40-80 mmHg, mạch tăng lên 100-140 lần / phút. Loại này thì bệnh nhân không thể tự hồi phục được nếu như không điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang thể nặng.
- Sốc nặng: huyết còn dưới 40 mmHg, mạch đập trên 140 lần / phút, thân nhiệt giảm xuống dưới 35 độ , bệnh nhân nằm yên thờ ơ với điều kiện ngoại cảnh hoặc cũng có trường hợp bệnh nhân mất đi tri giác, da và niêm mạc trở nên nhợt nhạt, độ phản xa giảm; phản xạ đồn tử giảm hoặc mất, thở nhanh và nông hoặc loạn nhịp, thở Cheyne – Stock, tĩnh mạch toàn thân xẹp hết.
Nguồn:http://health-guru.org/
Link bài viết:Chẩn đoán sốc chấn thương
Không có bình luận