Trật khớp háng (tiếp)

1.Các biến chứng mà bệnh để lại.

trật khớp háng
trật khớp háng

* Hoại tử chỏm xương đùi: tỷ lệ có biến chứng này chiếm khoảng 5-10% các trường hợp bị trật khớp háng:

  • Biến chứng này thường hay gặp ở những người bị trật khớp háng cũ nguyên nhân là do tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng cho chỏm xương.
  • Do chỏm xương bị tỳ đè vào các vị trí khác dẫn tới tình trạng thoái hóa , méo mó chỏm xương đùi.
  • Thoái hóa khớp: trường hợp này thì chiếm khoảng 20-30 % các trường hợp. Đây là một biến chứng thường gặp của bệnh nhân bị trật khớp háng trung tâm bởi vì ổ cối của bệnh nhân bị méo mó và can xấu.
  • Vôi hóa xung quanh khớp háng gây ra các ảnh hưởng lên cơ năng của khớp.
  • Dự phòng các biến chứng mới:
  • Nắn sớm trong trường hợp bệnh nhân bị trật khớp háng mới
  • Cần tiến hành phẫu thuật sớm với các trường hợp bệnh nhân bị trật khớp háng cũ và trật khớp háng trung tâm.

2.Phương pháp điều trị bệnh trật khớp háng.

*Điều trị trật khớp háng mới:

  • Nắn:

+ Phương pháp BOEHLER:

Gây mê toàn thân bệnh nhân.

Cho bệnh nhân nằm ngửa ở trên bàn nắn, có định đai chậu của bệnh nhân vòa bàn nắn, cho háng và gối gấp vào một góc 90 độ.

Sau đó người nắn ngồi cùng bên với bệnh nhân.

Một đai vải quàng qua cổ của người nắn và qua gối của bệnh nhân.

Khép thẳng đùi lên trời, đè cẳng chân của bệnh nhân xuống nhằm tạo nên một lực chính qua đai vải. tùy theo kiểu trật khớp mà khép háng hoặc dạng háng bệnh nhân cho phù hợp

+ Phương pháp KOCHER: cũng tương tự như phương pháp BOEHLER nhưng cho gối của người nắn vào khoeo của bệnh nhân.

+ Phương pháp DJENALIDZE: hiện này thường ít được sử dụng. Gây mê cho bệnh nhân và nằm bất động chân thõng cho khớp tự vào.

  • Bất động:

+ Bột chậu lưng chân để ba tuần (nếu trường hợp bệnh nhân có gãy xương kèm theo).

+ Buộc chéo hai cổ chân của bệnh nhân với nhau.

*Điều trị trật khớp háng trung tâm:

  • Mổ kết hợp với xương:, khi ổ cối của bệnh nhân bị di lệch nhiều và bệnh nhân còn trẻ thì cần phải mổ sớm để nắn xương và kết hợp với xương nẹp bằng nẹp vít.
  • Kéo liên tục: tiên hành gây mê bệnh nhân, kéo chân bệnh nhân bên bị trật theo trục của chi dưới, kiểm tra xem chiều dài hai chân băng nhau là được (mục địch là cho chỏm xương đùi đi ra khỏi tiêu khung , trở về vị trí cũ). Sau đó xuyên kim qua lồi cầu xương đùi kéo liên tục với trọng lượng bằng 1/6 trọng lượng của cơ thể bệnh nhân.

*Điều trị trật khớp háng cũ:

  • Nếu dưới 3 tuần (từ 4-21 ngày): thì cần thực hiện kéo liên tục trong 10 ngày và sau đó nắn thử nhẹ nhàng khớp.
  • Trường hợp bệnh nhân bị trật trên 3 tuần thì cần thực hiện mổ để đặt lại khớp cho bệnh nhân.
  • Trường hợp bị trật khớp lâu năm. Bệnh nhân đã có sự thích nghi với khớp tân tạo ở cánh chậu, thì không nên tiến hành phẫu thuật để đặt lại khớp, mà phải thực hiện phẫu thuật đục xương dưới mấu chuyển của xương đùi để đặt lại trục xương cho bệnh nhân.

copy ghi nguồn:http://health-guru.org/

link bài viết:Trật khớp háng (tiếp)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
New Enterbiogold

New Enterbiogold

Sức Khỏe
Dầu nóng Hàn Quốc 100ml

Dầu nóng Hàn Quốc 100ml