Sỏi niệu quản (tiếp theo)

1.Chẩn đoán sỏi niệu quản.

sỏi niệu quản
sỏi niệu quản
  • Phát hiện ra các cơn đau quặn vùng thắt lưng điển hình của bệnh và lan dọc ra theo chiều của niệu quản.
  • Tiến hành xét nghiệm trong nước tiểu thấy có xuất hiện hồng cầu, các tế bào bạch cầu cũng như các tinh thể oxalat calci hay các tin thể phosphat calci,…
  • Hình ảnh X-quang: khi chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị thì thấy sỏi niệu quản, hình ảnh cản quang nằm ngay trên đường đi của niệu quản, trừ trường hợp bệnh nhân bị sỏi acud uric cho nên không có các hình ảnh cản quang.
  • Siêu âm.
  • Chụp NTM: hình ảnh X-quang trong sỏi niệu quản thường thấy là các đài bệ thận của thận giãn ra hình cầu, niệu quản tạo nên sỏi bị giãn to ra, hoặc là thận của bệnh nhân không bài tiết. Thận bên đối diện chức năng bù trừ cho hình ảnh hình thể của đài bể thận không rõ nét. Khi chụp NTM thì chùng ta còn có thể thấy được những dị dạng của đường tiết niệu, các dị dạng của thận cũng như của niệu quản bệnh nhân.

Kết hợ giữa siêu âm và chụp niệu quản cho bệnh nhân thì có thể đánh giá được các mực độ ứ nước và ứ mủ của thận.

  • Tiến hành chụp niệu quản bể thận ngược dòng có giá trị phát hiện hình thể của sỏi đặc biệt là các loại sỏi không cản quang, tắc niệu quản, những sỏi niệu quản thận to ứ nước niệu quản bi đẩy ra xa trước cột sống của bệnh nhân.
  • Các xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh:

Đánh giá các chức năng của thận: trường hợp bệnh nhân bị sỏi niệu quản một bên thì các hăng số sinh hóa trong cơ thể bệnh nhân vẫn bình thường.

Trường hợp mà bị sỏi niệu quản hai bên các hằng số này mới có các biến đổi trong những trường hợp bệnh nhân có biểu hiện của thiểu niệu hay vô niệu thì mới có các biến đôi làm cho ure máu tăng cao, creatinin cũng tăng cao lên gây  ra các rối loạn về nước và điện giải, rối loạn toan kiềm.

2.Các diễn biến và biến chứng của sỏi niệu quản.

  • Sỏi niệu quản có thể di chuyển xuống thấp hơn cụ thể như bàng quang và cũng có trường hợp đẩy được ra ngoài tùy theo kích thước, độ ráp hay bóng của sỏi, và thời gian  sỏi dừng lại tại đường tiết niệu. những đợt sỏi di chuyển trong đường tiết niệu sẽ làm cho bệnh nhân có những cơ đau thắt lưng dữ dội. khi sỏi đi càng xuống thấp thì sự di chuyển của sỏi lại càng khó khăn nhất là trong trường hợp sỏi ở 1/3 dưới của niệu quản đoạn mà niệu quản đi vào bàng quang.
  • Trong trường hợp sỏi dừng lại lâu trong đường tiết niệu thì dễ gây ra các biến chứng của bệnh như tắc niệu quản, viêm đài bể thận, thận bị ứ nước, ứ mu.
  • Vô niệu với trường hợp sỏi một bên có nghĩa là sỏi niệu quản trên thận duy nhất (thận đối diện là thận bệnh lí mắc phải : trường hợp mà bẩm sinh thận đã có những dị tật, chức năng thận đã bị hỏng).

copy ghi nguồn:http://health-guru.org/

link bài viết:Sỏi niệu quản (tiếp theo)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
New Enterbiogold

New Enterbiogold

Sức Khỏe
Dầu nóng Hàn Quốc 100ml

Dầu nóng Hàn Quốc 100ml