Đại cương khái quát cơ bản về hệ tuần hoàn trong cơ thể
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Hệ tuần hoàn gồm tim có các chức năng như cái bơm vừa hút vừa đẩy máu vào các mạch máu để lưu thong máu khắp cơ thể kết hợp cả mạch máu hệ bạch huyết.
1.Các mạch máu của hệ tuần hoàn máu
Các mạch máu tạo nên một hệ thong ống khép kín vận chuyển máu từ tim đến các mô cơ thể rồi đưa máu trở về tim , bao gồm các động mạch , các tĩnh mạch và các mao mạch tạo nên hệ tuần hoàn khép kín,
Cấu tạo chung của thành mạch . Thành động mạch và tĩnh mạch do ba lớp trong , giữa ,ngoài tạo nên , thành mao mạch chỉ có ở lớp trong .
– Lớp trong là một lớp tế bào nội mô được giới hạn bên ngoài một màng ngăn chun trong
– Lớp giữa dày nhất, do các sợi cơ trơn và các sợi chun tạo nên . Lớp này dày ở động mạch , mỏng ở tĩnh mạch . Tỷ lệ sợi cơ và sợi chun thay đổi theo đường kính động mạch : các động mạch lớn có nhiều sợi chun , ít cơ trơn , các động mạch càng nhỏ dần càng nhiều cơ trơn và ít sợi chun. Sợi chun ở lớp giữa làm cho thành mạch có tính đàn hồi , sợi cơ trơn có thể giúp mạch co lại dưới sự kích thích của thần kinh giao cảm.
– Lớp ngoài là mô liên kết giàu sợi tạo keo và sợi chun , có mạch nuôi dưỡng và có các sợi thần kinh giao cảm vận mạch .
2.Các động mạch
Là mạch đưa vào máu từ tim đến các cơ quan . Động mạch phổi mang máu nhiều CO2 tới phổi ; động mạch chủ đưa máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng tới tất cả các vùng và cơ quan của cơ thể. Động mạch chủ chia thành các động mạch cỡ vừa cho mỗi vùng hoặc cơ quan , mỗi động mạch cỡ vừa lại chia thành các động mạch nhỏ dần cho tới các tiểu động mạch để cấp cho vùng hoặc cơ quan đó. Các nhánh cấp máu cho một vùng hoặc cơ quan có thể nối với nhau hoặc với nhánh của vùng lân cận bằng các mạch nối . Khi một nhánh tắc hoặc đứt , tuần hoàn tới vùng do nhánh này nuôi dưỡng có thể vẫn được duy trì qua các mạch nối , mạch nối trở thành con đường dẫn máu thay thế và tuần hoàn qua mạch nối được gọi là tuần hoàn bên. Khi các nhánh của mộ động mạch đi vào một cơ quan mà không nối với nhau hoặc nhánh nối không đảm bảo được chức năng thay thế thì động mạch đó được gọi là mạch tận .Động mạch phồng ra lúc tim bóp và co lại lúc tim giãn . Thành động mạch dày để chịu được áp lực máu lớn và đàn hồi để tiếp tục đẩy máu ra ngoại vi sau một lần tim bóp. Van động mạch chủ và van động mạch phổi ngăn co máu không chảy ngược về tim
Không có bình luận