Viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn

Contents

Viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn là những tổn thương tại đĩa đệm do vi khuẩn sinh mủ, bệnh thường gặp ở các đốt sống thắt lưng, bệnh thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn. Khi mắc bệnh, bệnh nhân hạn chế vận động, bệnh có thể khỏi hoàn toàn, tuy nhiên khi bị nặng để lại nhiều biến chứng như thần kinh bị chèn ép, liệt, cần được chỉ định điều trị ngoại khoa.

Nguyên nhân gây bệnh:

          Thường do vi khuẩn tụ cầu, nhất là tụ cầu vàng

          Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể người bệnh qua mụn nhọt, các vết nhiễm khuẩn tai, qua việc không đảm bảo vệ sinh khi châm cứu, tiêm cạnh cột sống, tiêm khớp, chọc hút sinh thiết hoặc đổ xi măng, phẫu thuật, nội soi,…

          Các bệnh nhân mắc các bệnh như đái tháo đường, nhiễm HIV cũng dễ bị bệnh

          Vi khuẩn mủ có thể xâm nhập qua viêm cơ, qua đường tĩnh mạch, bạch huyết, ….

Triệu chứng của bệnh:

          Xuất hiện đau cột sống, đau có thể âm thầm khó phát hiện, đau thường lan ra ngực hoặc bụng, khi đau kèm theo sốt

          Có đau nhói ở gai sau đĩa đệm cột sống, co cứng cơ hai bên cột sống, nặng hơn có thể có lồi gai

          Bệnh nhân có thể gầy sút, suy kiệt

          Bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng

          Khi xét nghiệm có số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng

          Chụp cắt lớp, chọc hút thăm dò sẽ phát hiện ra các ổ mủ, có thể lấy được mủ

Một số biến chứng của bệnh:

          Bệnh nhân bị ép tủy, áp xe ngoài màng cứng, viêm ngoài màng cứng, có thể liệt chi, hội chứng đuôi ngựa, rối loạn cảm giác, phản xạ gân xương tăng

          Bệnh nhân bị gù, cột sống bị biến dạng, thường là bị gù nhọn

          Có thể bị hủy đốt sống, tổn thương thần kinh tủy sống

          Bệnh nhân có thể sốc, khi không được chống sốc dễ tử vong

Bệnh nhân có thể được điều trị bằng một số biện pháp như:

          Dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc chống sốc

          Bệnh nhân được cố định cột sống, nằm nghỉ trên nền giường cứng, đeo đai lưng, thắt lưng cố định

          Có thể điều trị bằng ép tủy, phẫu thuật mở dẫn lưu xương chết, tổ chức hoại tử

          Có thể kết hợp uống thuốc với tiêm tĩnh mạch một số loại thuốc như cefazolin, salmonella,…

          Để có hiệu quả bệnh nhân nên kết hợp điều trị nhiễm khuẩn tại da như mụn nhọt, loét mụn,…

          Khi làm các thủ thuật như châm cứu, phẫu thuật, tiêm truyền, … cần đảm bảo vệ sinh, đảm bảo chống nhiễm khuẩn

          Loại bỏ các đường vào của vi khuẩn, các con đường dễ nhiễm khuẩn, dễ khiến bệnh nhân mắc bệnh

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

An Cung Ngưu Hoàng Đông Á Hộp Gỗ 1 Viên Hoàn

Sức Khỏe
Boliveric

Boliveric