Bệnh động kinh, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Động kinh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, khi phát bệnh nếu không có biện pháp xử lý có thể gây tử vong. Dưới đây là một số thông tin về bệnh động kinh
Động kinh là gì?
Động kinh (tên gọi khác là bệnh giật kinh phong) là sự rối loạn từng cơn chức năng của thần kinh trung ưng do sự phóng điện đột ngột, quá mức, đồng thời của các neuron. Xuất hiện từng cơn, kéo dài khoảng vài giây đến 1 phút, có tính định hình, cơn sau giống cơn trước, thường xảy ra đột ngột khiến bệnh nhân không phản ứng kịp và không có sự chuẩn bị, làm rối loạn các chức năng thần kinh trung ưng, mất trí nhớ tạm thời.
Động kinh thường chia làm 2 loại tương ứng với đó là các biểu hiện khác nhau
- Động kinh cục bộ: nhiều cơn động kinh có nguồn gốc rõ rang tại các vị trí đặc biệt. Tùy thuộc vào vị trí để người ta phân loại gồm có động kinh cục bộ thùy trán, động kinh cục bộ thùy thái dương, động kinh thực vật,…
- Động kinh toàn bộ hóa thứ phát: sự phóng lực của các tế bào thần kinh, ban đầu ở một số vị trí sau đó lan rộng ra các vùng của 2 bán cầu não.
- Động kinh toàn bộ tiên phát: do sự phóng lực quá mức của các tế bào thần kinh, tổn thương ban đầu là mất ý thức, tổn thương các cơ lớn.
Nguyên nhân của bệnh
Động kinh là một bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ cho đến người già với các nguyên nhân như
- Xuất hiện khi não bi kích thích như thuốc, nhiễm trùng não, viêm não, tăng áp lực nội soi, chấn thương sọ não, ánh sáng mạnh, rối loạn chuyển hóa,..
- Dị tật bẩm sinh và các biến chứng sảy ra trong quá trình mang thai và sinh nở. Các bà mẹ nên để tâm và chăm sóc bản thân thật tốt, tìm hiểu các thông tin kĩ càng trước khi sinh nở.
- Các bất thường về cấu trúc của não: u não, tổn thương sau tai biến mạch máu não như dị dạng mạch máu, teo não,..
- Chấn thương sọ não
- Do nhiễm khuẩn câp như viêm não do virus, do vi khuẩn, giang mai,..
- Ở những người nghiện rượu sau khi bỏ rượu có thể bị co giật
- Một số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân
Triệu chứng của bệnh
Đa phần các cơn động kinh đều xảy ra bất ngờ, khó dự đoán xảy ra ở bất kỳ đâu bất kỳ lúc nào. Điều đó gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như cuộc sống của người bệnh. Có thể phân biệt động kinh qua các triệu chứng như
- Động kinh lơn sẽ trải qua 5 giai đoạn: giai đoạn tiền triệu như mặt xuống sắc tái tím, tâm trạng thờ ơ,.. giai đoạn này rất khó đoán:; giai đoạn thứ 2 là ngửi thấy hoặc cảm thấy mùi vị lạ, đau vùng thượng vị,..; giai đoạn 3 hệ thống cơ bắt đầu co lại, bệnh nhân mất thăng bằng và ngã; giai đoạn 4 là hàng loạt cơn co giật, mất ý thức hôn mê sâu, sui bọt mép, cắn vào môi lưỡi, lưu ý nếu bạn thấy ai đó đang bị lên cơn động kinh thì hãy lấy cái gì đó để vào miệng bệnh nhân để tránh cắn phải lưỡi gây tử vong; giai đoạn 5 phục hồi cơ giãn bắt đầu có ý thức.
- Động kinh vắng ý thức: đặc trưng là ngừng các hoạt động như ngừng đi, ngừng nói,ngừng làm việc, nháy mắt liên tục, nhai khi không ăn chép miệng liên tục,.. gây ảnh hưởng đến công việc và học tập. Hay gặp ở trẻ em.
- Động kinh cục bộ hay gặp với động kinh thùy thái dương như không tự chủ hành vi, ý thức, ảo giác choáng ngất
- Động kinh liên tục hay còn gọi là động kinh kéo dài không có biểu hiện dừng lại và cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Điều trị
Điều trị không dùng thuốc tức là lưu ý đến chế độ sinh hoạt ăn uống của bệnh nhân, tránh căng thẳng, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các công việc nguy hiểm và cần tập trung cao độ như lái xe, làm việc trên cao,…
Điều trị bằng thuốc: lựa chọn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, theo sự hương dẫn của bác sĩ
Điều trị ngoại khoa bằng cách tác động vào vị trí gây giật động kinh và tiến hành chỉnh sửa hợp lý như phẫu thuật,..
Không có bình luận