Loét dạ dày – tá tràng

Contents

Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý gặp phải ở mọi lứa tuổi, người bệnh luôn có cảm giác khó chịu khi phát bệnh.

Loét dạ dày tá tràng là gì?

Loét dạ dày tá tràng( peptic ulcer) là một loại bệnh mạn tính, diễn biến bệnh có tính chu kì. Bệnh gây tổn thương là những ổ loét ở niêm mạc dạ dày- tá tràng, ổ loét có thể xâm lấn sâu vào lớp niêm mạc dưới của dạ dày vị trí loét là hành tá tràng và dạ dày.

Bệnh không chỉ làm loét một mà có thể nhiều hơn như 2 hay 3 ổ loét, đường kính ổ loét khoảng 2cm. Thường loét ở bờ cong nhỏ, hang vị, môn vị hoặc là hành tá tràng.

Nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày tá tràng

  • Do cơ thể tiết quá nhiều acid, gastrin làm mỏng màng dạ dày lâu dần thành loét, tuy nhiên không phải trường hợp loét dạ dày tá tràng nào cũng tăng acid
  • Do dùng chất kích thích chứa các chất không tốt cho dạ dày như bia rượu, thuốc lá, nước có gas,… hay ăn những thức ăn quá nóng, quá cay, quá chua,…
  • Căng thẳng tinh thần làm co mạch, tăng tiết acid, từ đó tạo vết loét, vết loét kích thích vỏ não và vỏ não kích thích dạ dày theo cơ chế phản hồi
  • Do sử dụng quá nhiều thuốc làm ức chế tổng hợp prostaglandin( chất kích thích tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc)
  • Người nhóm máu O thường chứa nhiều tế bào viền tiết nhiều acid, tỷ lệ loét dạ dày cao hơn những người có nhóm máu khác 1,4 lần

Triệu chứng của bệnh loét dạ dày tá tràng

  • Đau bụng vùng thượng vị, đau âm ỉ, bỏng rát hay đau quặn,… đau có tính chu kỳ, đau theo đợt, đau khi đói,… số đợt tăng dần và trở thành liên tục nếu bệnh trở thành nặng hơn.
  • Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng
  • Biến chứng nôn ra máu, đi ngoài ra máu
  • Co cứng vùng thượng vị

Ngoài ra nếu bạn đi thăm khám qua các xét nghiệm có giá trị chuẩn đoán cao như

  • Nội soi dạ dày- tá tràng: bằng ống soi mềm trực tiếp thấy ổ loét từ đó đánh giá kích thước mức độ bệnh để có cách chữa trị hợp lý
  • Xét nghiệm tìm h.pyloid
  • Kiểm tra dịch vị dạ dày

Điều trị

  • Sử dụng thuốc để trung hòa acid dịch vị, thuốc chống bài tiết HCl ( cimetidin, famotidin, pantoprazol,…)
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc và băng bó ổ loét, kích thích tiết nhầy(cam thảo), vitamin( B1,B6,…)
  • Thuốc tác dụng lên thần kinh trung ưng, thần kinh thực vật có tác dụng an thần (diazepam, sulpirid,…)
  • Thuốc diệt H. Pyloid: amoxicilin, clarithromycin,…
  • Ngoài ra chế độ ăn phải hợp lý như ăn nhiều bữa, nhai kỹ, khi đau nên ăn nhẹ, ăn loãng, uống nhiều nước, không ăn chất dễ gây kích thích, không hút thuốc lá thuốc lào,…
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Glucosamine 2400mg Healthy Joint Plus

Glucosamine 2400mg Healthy Joint Plus

Sức Khỏe
Dailivit siro

Dailivit siro