biến chứng , chẩn đoán và dự phòng bệnh ho gà

Contents

Bệnh ho gà gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

  1. Biến chứng

  • Biến chứng về hô hấp:

Chủ yếu là bội nhiễm ở phổi, phế quản

Viêm phế quản: trẻ sốt cao, phổi nhiều ran rít, ran ngáy, một số trường hợp khạc ra đờm, mủ, bạch cầu đa nhân trung tính ở máu ngoại vi tăng cao

Viêm phổi – phế quản: hay gặp nhất là ở trẻ sơ sinh, suy dinh dưỡng, trẻ sốt cao, khó thở, phổi nhiều ran ẩm, ran nổ, Xquang phổi nhiều nốt mờ không đều rải rác hai bên, tử vong cao do suy hô hấp nếu không được điều trị kịp thời.

Dãn phế quản.

  • Biến chứng thần kinh:

Viêm não (hiếm gặp), là biến chứng nặng, tỉ lệ tử vong cao, khỏi để lại di chứng

  • Biến chứng khác:

Xuất huyết võng mạc, kết mạc mắt

Lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng

Trong hoặc ngày sau khi mắc bệnh ho gà, trẻ dễ mắc một số bệnh khác như cảm cúm, sởi… do đáp ứng ,iễn dịch của trẻ bị suy giảm.

  1. Chẩn đoán

  • Chẩn đoán xác định: dựa vào 3 yếu tố: lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ học
  • Chẩn đoán phân biệt:

Viêm khí phế quản co thắt: khó thở về đêm, ít ho khạc đờm, hay có tiền sử dị ứng, bệnh hay tái phát.

Viêm khí phế quản, viêm phổi do virus: ho không thành cơn, bạch cầu không tăng ở máu ngoại vi, bệnh diễn biến nhanh 7-10 ngày.

Viêm đường hô hấp do vi khuẩn: trẻ sốt, ho nhiều, khạc đờm đục, thở nhanh có khi có kéo, nghe phổi có nhiều ran ẩm, ran ngáy…

Lao hạch khí phế quản trẻ em: phát hiện qua chụp Xquang phổi, xét nghiệm đờm và làm phản ứng Mantoux

  1. Chăm sóc ban đầu ở tuyến xã

  • Ho gà là bệnh bắt buộc phải khai báo. Nhưng thường được chẩn đoán chậm vì cha mẹ trẻ chỉ đưa đến phòng khám bệnh ở giai đoạn ho cơn rũ rượi làm lây cho trẻ cung quanh. Nên truyền thông phổ biến kiến thức về bệnh ho gà, giúp cha mẹ đưa con đi khám sớm ở giai đoạn viêm xuất tiết tránh lây lan
  • Khi phát hiện bệnh nhân có thể cách ly người bệnh ở nhà, chỉ đưa đến trạm khi có nguy cơ lây lan bệnh. Phải cách ly sớm trong suốt thời kì viêm xuất tiết và 15 ngày đầu của thời kì ho cơn.
  • Anh chị em của người bệnh cách ly ở nhà không được đến lớp học trong 14 ngày vì thời kì ủ bệnh có thể kéo dài 2 tuần.
  • Không cần tẩy tại ổ bệnh, chỉ cần tổng vệ sinh chung, lau rửa đồ đạc bằng khăn ẩm và mớ các cửa cho thoáng khí.
  • Phát hiện những trường hợp có biến chứng, ho gà sơ sinh để chuyển ngay lên tuyến trên để điều trị bệnh kịp thòi.
  1. Phòng bệnh

    tiêm chủng vacxin
  • Phòng bệnh chung: cách ly ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình
  • Phòng bệnh đặc hiệu: tiêm vacxin phòng bệnh ho gà, thường kết hợp bạch hầu, ho gà, uốn ván, tiêm 3 lần, cách nhau 1 tháng, nhắc lại sau 1 năm. Chống chỉ định trẻ có phản ứng trầm trọng với vacxin ở những lần tiêm trước và trẻ trên 6 tuổi.
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Osteoflam BD

Osteoflam BD

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hộp Màu Xanh

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hộp Màu Xanh