bổ sung dịch và kali cho bệnh nhân tả

 

  • Bổ sung điện giải theo mức độ mất nước

Trường hợp không mất nước: bổ sung dịch bằng đường uống dung dịch oresol tại nhà.

Lượng dịch cần bổ sung:

Trẻ dưới 2 tuổi 50-100 ml/1 lần tiêu chảy

Trẻ từ 2 đến 9 tuổi 100-200 ml/1 lần tiêu chảy

Trẻ từ 10 tuổi uống theo nhu cầu

Trường hợp không có sẵn gói oresol thì pha dung dịch thay thế cho bệnh nhân uống bằng cách 1 lit nước + 1 nắm gạo khoảng 50g+ ít muối đun sôi để nguội hoặc một thìa cà phê muối + 8 thìa đường pha với 1000 ml nước đun sôi để nguội

Trường hợp mất nước độ I, II:

Bù bằng đường uống oresol. Lượng oresol cho bệnh nhân uống trong 4 giờ  đầu ít nhất bằng 7,5% P

oresol

Độ I cho bệnh nhân uống 20ml/kg/4 giờ đầu

Độ II cho bệnh nhân uống 80ml/kg/4 giờ đầu

Sau đó tùy theo tiến triển của bệnh nhân để xử trí tiếp

Trường hợp mất nước độ II nhưng bệnh nhân không uống được do nôn phải truyền dịch

Trường hợp mất nước độ III: điều trị tại bệnh viện huyện. truyền với tốc độ nhanh

  • Bổ sung dịch trường hợp mất nước nặng có sốc

Phải truyền tĩnh mạch ngay lập tức, có thể phải truyền 2 đường tĩnh mạch, với tốc độ nhanh, dùng kim số 18

Loại dịch truyền: tốt nhất dùng ringer lactat

Hoặc có thể dùng NaCl 0,9%, glucose 5%, NaHCO3 1,4% theo tỷ lệ 4:1:1

Tốc độ và khối lượng dịch truyền: ở cơ sở y tế đo được tỷ trọng huyết tương của bệnh nhân thì tính khối lượng dịch truyền theo công thức Philips của tổ chức y tế thế giới

Nếu không đo được tỉ trọng huyết tương của bệnh nhân thì truyền theo cách sau

Với trẻ từ 1 tuổi và người lớn truyền 100ml/kg/ 3 giờ đầu trong đó 30ml/kg/30 phút đầu, 70ml/kg/30 phút tiếp theo

Với trẻ dưới 1 tuổi truyền 100ml/kg/5 giờ đầu, trong đó 30ml/kg/1 giờ đầu, 70ml/kg/5 giờ tiếp theo. Cho uống thêm oresol 5ml/kg/giờ khi bệnh nhân uống được.

Theo dõi đánh giá tình trạng bệnh nhân: sau 3 giờ đối với trẻ từ một tuổi và người lớn, 6 giờ đối với trẻ dưới 1 tuổi.

Nếu vẫn mất nước nặng tiếp tục cho truyền dịch tĩnh mạch một lần nữa. Nếu hết choáng nhưng còn dấu hiệu mất nước cho uống poresol 70-80ml/kh/4 giờ

Nếu không còn dấu hiệu mất nước, ngừng truyền dịch cho uống oresol như trường hợp không mất nước. Tiếp tục theo dõi đánh giá tình trạng bệnh nhân 4 giờ/ lần tới khi ngừng tiêu chảy

  • Bổ sung kali: bù kali cần thiết cho trẻ em hơn người lớn trong trường hợp sử dụng các loại dịch truyền không chứa đủ kali thích hợp. Theo dõi điện giải đồ để bù điện giải kịp thời cho bệnh nhân. Nếu dùng dung dịch chưa có hoặc chưa đủ kali thì bù bằng 2 cách:cho uống viên kaluclorua, ăn chuối nghiền hoặc dùng nước dừa tươi, uống 170 ml nước dừa tươi để bù kali cho bệnh nhân, nếu bệnh nhân nôn quá nhiều nên pha dung dịch kali clorua 15% vào dịch truyền. chỉ truyền khi bệnh nhân đi tiểu được.
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Conipa Pure

Conipa Pure

Sức Khỏe
Natto Kinaza

Natto Kinaza