dịch tễ học của bệnh tả
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae hình dấu phẩy, thuộc loại vi khuẩn Gram âm, khả năng di động nhờ lông ở một cực, không có khả năng sinh nha bào.
-
Mầm bệnh
Phẩy khuẩn tả được chia thành V.Cholerae 01 và V.Cholerae non 01
V.cholerae 01 là tác nhân chính gây nên bệnh, dịch tả V. Cholerae 01 gồm 2 typ sinh học:
– v.cholerae classica phẩy khuẩn tả cổ điển do Rocbert Koch phát hiện được vào năm 1883 là tác nhân gây ra 6 vụ đại dịch đầu tiên trên thế giới
– v.cholerae eltor do Gotschlich tìm ra vào năm 1905 ở khu vjwc Eltor Ai Cập là nguyên nhân của vụ đại dịch tả lần thứ 7 bắt đầu từ 1961 tới nay
V.cholerae non 01 từ trước 1992 vẫn được coi là không có vai trò quan trọng trong bệnh tả nhưng cuối năm 1992 tại Banglades và Ấn Độ đã xảy ra vụ dịch tả và mầm bệnh được phát hiện là một chủng V.cholerae non 01 được gọi là V.cholerae 0139 Bengal
Phẩy khuẩn tả dễ bị diệt bởi môi trường acid bởi nhiệt độ 80 độ C trong 5 phút, nhưng phát triển tốt trong môi trường kiềm. Vi khuẩn có thể sống được vài ngầy đến 2-3 tuần trong nước, thức ăn, trong các động vật biển, nhất là trong nhiệt độ lạnh. Vi khuẩn bị tiêu diệt sau 5-10 phút bới nước Sublime 1/200000, acid phenic 1/10000
Phẩy khuẩn tả gây bệnh nhờ độc tố Choleratoxin. Đây là một protein có trọng lượng phân tử cao gồm 2 đơn nguyên. Đơn nguyên A mang độc tính cao và đơn nguyên B có tính kháng nguyên đặc hiệu và cầu nối A2 có tác dụng kích thích tăng AMP vòng
-
Nguồn bệnh
- Là người bệnh, bệnh nhân tả thải vi khuẩn ngay trong thời kì nung bệnh, nhiều nhất trong thời kì toàn phát, 1 ml phân có thể có 108 đến 109 vi khuẩn tả.
- Phân người bệnh chứa phẩy khuẩn tả trong khoảng 17 ngày nếu không được điều trị bằng kháng sinh. Nếu được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, phẩy khuẩn tả sẽ hết dần, nhanh nhất sau 2 ngày, dài nhất sau 6 ngày
- Bệnh tả thể nhẹ chiếm 90% là nguồn lây bệnh nguy hiểm vì thường không được phát hiện và cách ly
- Người lành mang vi khuẩn là những bệnh nhân đã được điều trị khỏi về lâm sàng vẫn tiếp tục mang vi khuẩn và thải vi khuẩn ra ngoài theo phân, những người mang mầm bệnh không triệu chứng do tiếp xúc với bệnh nhân.
-
Đường lây
- Bệnh lây theo đường tiêu hóa thông qua nguồn nước thực phẩm, rau quả bị ô nhiễm mầm bệnh, qua dụng cụ ăn uống bị ô nhiễm, qua ruồi nhặng làm lây lan mầm bệnh.
- Nước là nguồn lây bệnh quan trọng trong bệnh tả. Nước có thể bị nhiễm phẩy khuẩn tả do chất thải của bệnh nhân, do giặt chăn màn, quần áo của bệnh nhân. Qua nguồn nước dịch tả lây lan nhanh chóng, nếu xử lý tốt nguồn nước thì dịch tả có thể dập tắt nhanh chóng.
- Bệnh có thể lây trực tiếp nhưng hiếm gặp, xảy ra ở nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân hay làm nhiệm vụ khâm niệm tử thi.
Không có bình luận