Bệnh lao phổi

  1. Contents

    Đại cương về bệnh lao phổi

  • Bệnh lao là bệnh xã hội, lây do trực khuẩn lao gây nên
  • Tất cả các bộ phận trong cơ thể đều có thể bị nhiễm lao như: lao xương, lao da, lao thận, lao màng não, sinh dục,.. nhưng hay gặp nhất là lao phổi.
  • Lao phổi là viêm mãn tính của phổi do trực khuẩn lao
  • Sự phát sinh và phát triển của bệnh lao liên quan chặt chẽ đến trình độ dân trí và đời sống xã hội. Bênh lao là bệnh có thể để phòng và điều trị được.
  1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường gặp

  • Lao sơ nhiễm: đó là tổn thương lao xuất hiện trên cơ thể các em nhỏ khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể lần đầu tiên. Trường hợp nhẹ, trẻ biểu hiện các dấu hiệu như sốt nhẹ, sút cân, da xanh xao. Trường hợp nặng trẻ sôt cao, khó thở, gầy, xanh, có khi biểu hiện phế quản viêm lao hoặc lao kê.
  • Lao thâm nhiễm là tình trạng biểu hiện triệu chứng lao ở phổi khi bị vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể từ lần thứ hai trở đi, lao thâm nhiễm thường gặp ở người lớn.
  • Biểu hiện đó là: 

Sút cân, gầy yếu, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn

Sốt nhẹ vào buổi chiều, kéo dài hàng tháng

Ho, đau ngực kéo dài, có thể ho ra máu

Hay ra mồ hôi trộm

  • Nếu chụp X-quang thấy tổn thương lao ở phổi, xét nghiệm đờm tìm thấy vi khuẩn lao BK(+)
  1. Tiến triển của bệnh

  • Nếu bệnh nhân  được phát hiện và điều trị sớm bệnh khỏi hoàn toàn
  • Nếu điều trị không kịp hoặc cơ thể suy yếu bệnh sẽ dẫn đến lao xơ họng hoặc lao lan tràn sang các bộ phận khác.
  1. Điều trị

  • Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh, yên tâm điều trị, kiên trì với thời gian ít nhất là 6 tháng-9 tháng do các trạm chống lao quản.
  • Thuốc điều trị

INH: rimifon, izonicotinic hydrazud : uống 300mg/ một ngày

Streptomycin tiêm bắp 1g/ngày

Rifampicin uống 600 mg/ngày

Pyrarinamid uống 20 mg/ngày

Ethambutol 100 mg/ngày

Thường phối hợp 2-3 loại thuốc để tránh sự kháng thuốc của vi khuẩn lao. Bệnh nhân phải theo dõi điều trị 2 năm, nếu trên 2 năm mà không tái phát mới coi là khỏi bệnh hoàn toàn.

  1. Phòng bệnh

  • Nâng cao đời sống và trình độ vệ sinh trong nhân dân
  • Phát hiện sớm, cách ly, và điều tri kịp thời người bệnh
  • chú ý là đường lây của vi khuẩn lao: qua đường hô hấp
  • tiêm vắc xin phòng cho cả người lớn, người tiếp xúc với bệnh nhân như nhân viên y tế, người nhà bệnh nhan
  • Tiêm phòng vắc xin cho trẻ sơ sinh
  • Vaccin để phòng bệnh lao cho người lớn và trẻ em
  • xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao: triệu chứng lâm sàng, đặc hiệu trên phổi, chụp X- quang để chẩn đoán xác định, nuôi cấy định danh vi khuẩn.
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
GoodBrain’s

GoodBrain’s

Sức Khỏe
Cadiflex 1500mg gói

Cadiflex 1500mg gói