Bệnh sỏi mật
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
-
Contents
Đại cương về bệnh
- Sỏi mật là do mật bị cô đặc lại thành một cục ở đường dẫn mật. Số lượng sỏi có thể ít nhiều, ít 1-2 sỏi to, hoặc có thể nhiều hằng trăm sỏi nhỏ
- Sỏi có thể nằm trong gan, ở túi mật, ống túi mật, ống mật chủ. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam từ 3-4 lần.
-
Triệu chứng lâm sàng của bệnh
- Cơn đau bụng gan
- Bệnh nhân thường đau bụng đột ngột, dữ dội ở vùng gan ( hạ sườn phải) lan lên vai phải hoặc bả vai có khi lan ra sau lưng, vã mồ hôi làm bệnh nhân phải kêu la, cơn đau kéo dài 1 giờ và đặc biệt đau tăng lên sau bữa ăn nhiều mỡ, hay xảy ra vào ban đêm từ 10-12 giờ đêm.
- Rối loạn tiêu hóa, kém ăn, chậm tiêu, bụng trướng hơi
- Sốt xuất hiện sau đau 1-2 ngày, sốt nóng kèm theo sốt rét, có khi sốt dao động kéo dài, đau và sốt thường đi đôi với nhau. Đau nhiều khi sốt nhiều
- Vàng da xuất hiện sau sốt 1-2 ngày, vàng da từ từ tăng dần, nước tiểu vàng
- Ngứa toàn thân do nhiễm độc muối mật. Những triệu chứng đau hạ sườn phải, sốt, vàng da thường biểu hiện theo một trình tư nhất định và hay tái phát nhiều lần khoảng cách giữa các đợt tiến triển có thể vài tháng, vài tuần hoặc vài năm tùy từng người bệnh.
-
Biến chứng
- Viêm túi mật cấp tính
- Viêm đường dẫn mật
- Xơ gan do ứ mật
-
Điều trị
Chế độ sinh hoạt
- Ăn giảm năng lượng, giảm mỡ động vật, nên ăn uống các loại thức ăn có tác dụng lợi mật như nghệ, nước nhân trần.
Điều trị nội khoa
- Giảm đau bằng các loại thuốc: atropin, dolacgan, aminazin,..
- Lợi mật: magnesi sulfat, uống 5g/ngày
- Dùng các kháng sinh chống nhiễm khuẩn như tetracyclin, amoxcillin, gentamicin
- Thuốc làm tan sỏi, có thể dùng chenodex viên 250mg, chelar viêm 200mg với thời gian 6 tháng liên tục. Các thuốc làm tan sỏi, chỉ dùng sỏi nhỏ và chưa bị calci hóa, túi mật còn hoạt động tốt, bệnh nhân không thể mổ được.
- Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật lấy sỏi, song bệnh nhân hay bị tái phát, có khi phải mổ nhiều lần
Không có bình luận