Bệnh tiêu chảy

  1. Contents

    Đại cương về bệnh

  • Tiêu chảy là hiện tượng bệnh nhân đi ngoài nhiều lần trong ngày ( trên 3 lần) , phân lỏng, có nhiều nước do thức ăn qua ruột nhanh nên nước không được hấp thu lại
  • Khi bị tiêu chảy, bệnh nhân dễ bị mất nước, muối gây rối loạn tuần hoàn, nhiễm độc thần kinh.
  • Các nguyên nhân gây ra tiêu chảy thường gặp là:

Nhiễm khuẩn tại ruột: tả, lỵ, thương hàn, siêu vi khuẩn đường ruột, ký sinh vật.

Nhiễm khuẩn ngoài ruột: viêm tai giữa mãn tính, viêm VA, sởi..

Nhiễm độc thủy ngân, arsenic, ure máu cao

Dị ứng thức ăn: tôm, cua, cá,…

  • Triệu chứng lâm sàng của bệnh

Tiêu chảy thường : rối loạn tiêu hóa

  • bệnh nhân đi ngoài 3-5 lần trong một ngày, phân loãng, có đau bụng nhưng ít thường xuyên, không có quặn đau
  • không có dấu hiệu mất nước, không có các rối loạn khác.

Tiêu chảy mất nước: tiêu chảy nhiễm độc

  • Bệnh tiến triển rất nặng, biểu hiệ các hội chứng sau:
  • Hội chứng tiêu hóa:

Bệnh nhân đi ngoài rất nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, mùi chua tanh, hoặc thối khẳm, có khi kèm theo lẫn mùi nhày

Bệnh nhân nôn ra thức ăn có khi lẫn cả mật

Bệnh nhân có đau bụng quặn từng cơn.

  • Hội chứng mất nước: da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô, thóp lõm ở trẻ em, khát nước rất nhiều.
  • Hội chứng thần kinh

Trường hợp nhẹ: bệnh nhân lơ mơ hoặc vật vã quấy khóc

Trường hợp nặng: bệnh nhân co giật, co khi li bì hoặc hôn mê

Bệnh nhân thường biểu hiện sốt cao, rối loạn tim mạch và hô hấp như mạch nhanh, huyết áp hạ, rối loạn nhịp thở.

  1. Điều trị bệnh

Trường hợp tiêu chảy chưa có mất nước

  • Cho bệnh nhân uống nước cháo muối hoặc bổ sung dung dich orezol.
  • Cứ sau mỗi lần đi ngoài lại cho bệnh nhân uống từ 100-200 ml
  • Nếu sau 2 ngày không đỡ và có dấu hiệu mất nước thì phải đến cơ sở y tế điều trị.

Trường hợp tiêu chảy có mất nước

  • Trước hết cần truyền nước và các chất điện giải khôi phục khối lượng tuần hoàn bằng các loại dung dịch: glucose 5%; NaCl 0,9%, NaHCO3 12,5%
  • Tổng liều 150ml/kg.24 giờ
  • Điều trj các triệu chứng: hạ nhiệt, an thần, chống co giật,..
  • Dùng kháng sinh đường ruột: biseptol, cloramphenicol.
  1. Phòng bệnh

  • Ăn uống hợp vệ sinh, khoa học, không ăn các thức ăn đã ôi thiu
  • Tích cực chăm sóc, bảo vệ nguồn sữa mẹ cho trẻ còn bú mẹ
  • Diệt ruồi, xử lý tốt các nguồn phân, rác
  • Tiêu diệt các ổ vi khuẩn ở tai, mũi, họng.
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Gotosan Tw3

Gotosan Tw3

Sức Khỏe
Sper Fort

Sper Fort