tổng quan về bệnh lậu
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Contents
Bệnh lậu là bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục do song cầu khuẩn lậu gây nên.
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp , ngày càng tăng ở cộng đồng, ở mọi vùng từ thành thị đến nông thôn. Ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 50.000 đến 100.000 trường hợp mắc lậu mới mỗi năm, bệnh thường gặp ở lứa tuổi trưởng thành.
Bệnh lậu lây truyền do quan hệ, do tiếp xúc với người bị bệnh. ở nam giới, bệnh lậu khó mắc hơn ở phụ nữ và hay gặp ở thể cấp tính, điều trị nhanh khỏi. ở nữ giới, bệnh lậu dễ mắc hơn nam và hay gặp ở thể mạn tính, điều trị khó khỏi hơn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lậu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lậu gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau và liên quan chặt chẽ với các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ngoài ra còn một số không ít người do thiếu kiến thức, do xấu hổm không đi thăm khám và chữa bệnh nên đã dẫn tới những biến chứng, mầm bệnh không được dập tắt và quản lý tạo điều kiện cho bệnh lây lan, việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn hơn nhiều.
Hiện nay nhiễm HIV đang tăng nhanh là điều kiện cho việc làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác ở các đối tượng này và cũng là nguồn lây nguy hiểm cho xã hội.
1.Căn nguyên gây bệnh
Song cầu lậu do Neisser tìm ra vào năm 1879 có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae, vi khuẩn có hình hạt cà phê sắp xếp thành từng cặp, có chiều dài 1,6 micromet, chiều rộng 0,8 micromet, khoảng cách giữa bằng 1/5 chiều rộng, thuộc vi khuẩn Gram âm khi nhuộm Gram. trong trường hợp lậu cấp, song cầu lậu nằm trong tế bào bạch cầu đa nhân trung tính, còn trong trường hợp lậu mạn, song cầu lậu có cả ở trong và ngoài tế bào bạch cầu đa nhân trung tính.
song cầu khuẩn lậu sinh sản nhanh: thời gian sinh sản là 15 phút một lần.
Vi khuẩn có tính đề kháng kém: dễ chết ở môi trường khô, ở môi trường có nhiệt độ 56 độ C, thuốc sát trùng và nước xà phòng.
Khi nuôi cấy, vi khuẩn không phát triển trong môi trường thạch thường mà phát triển tốt ở môi trường giàu chất dinh dưỡng như môi trường thạch máu, thạch nước báng, môi trường Thayer-Martin, ở nhiệt độ 37 độ C và nồng độ khí CO2 ban đầu là 10%.
Song cầu khuẩn lậu khó gây bệnh thực nghiệm.
2. Lây truyền
- bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục (chiếm 90% số trường hợp), lây do giao hợp sinh dục – sinh dục, sinh dục – hậu môn hoặc sinh dục – miệng. Có thể lây nhiễm trực tiếp do tay bị nhiễm lậu cầu đưa lên mắt ở người lớn hoặc lậu mắt ở trẻ sơ sinh khi qua đường sinh dục của người mẹ bị bệnh lậu.
- lây truyền không qua đường tình dục có thể gặp như: dùng chung khăn tắm, bệ xí có dính lậu cầu.
Không có bình luận