Tiến triển và điều trị bệnh vảy nến

Contents

Bệnh vảy nến tiến triển mạn tính, có các đợt vượng bệnh xen kẽ với các đợt bệnh thuyên giảm, tồn tại suốt đờ bệnh nhân không bao giờ tự khỏi.

Bệnh lành tính, bệnh nhân vẫn khỏe mạnh trừ một số thể nặng,

Biến chứng:

  • Đỏ da toàn thân: thường gặp ở những bệnh nhân đã phát bệnh nhiều năm, điều trị bằng các thuốc không thích hợp, thương tổn đỏ toàn thân song vẫn còn thương tổn của bệnh vảy nến. đỏ da toàn thân do dị ứng thuốc cũng thường gặp ở bệnh nhân vảy nến.
  • Bội nhiễm: trên dát đỏ có vết trợt tiết dịch, vảy tiết hoặc mụn mủ.
  • Chàm hóa: trên nền da đỏ có mụn nước chảy nước, ngứa nhiều
    vảy nến

    Điều trị bệnh

Nguyên tắc chung:

  • Nên cho bệnh nhân biết rõ về bệnh của mình để yên tâm điều trị, vì bệnh dai dẳng và tái phát nhiều lần.
  • Bệnh có tính chất mạn tính, do vậy khi dùng thuốc cần lâu ngày cần chú ý đến thận trọng đề phòng tác dụng phụ, biến chứng do thuốc gây ra.
  • Không có phương pháp điều trị nào chắc chắn mà chỉ làm giảm đợt tiến triển, do vậy chỉ làm tỏn thương mỏng đi, hết đỏ.
  • Thuốc bôi chiếm vị trí quan trọng trong điều trị bệnh vảy nến.
  • Nên tránh các sang chấn để đề phòng bệnh tái phát.

Điều trị cụ thể:

Tại chỗ:

  • Thuốc bạt sừng, bong vẩy: mỡ salicilics 3%
  • Thuốc khử oxy: mỡ anthraline, goudron 5-10%
  • Thuốc ức chế miễn dịch: 5-fluouracil 5%
  • Mỡ corticoid: flucinar, benovat, cidemex…
  • Chất đồng đẳng vitamin D3: thuốc này có tác dụng ức chế tăng sinh và kích thích biệt hóa tế bào sừng.
  • Vật lý trị liệu: ngâm tắm nước ấm, chiếu UV, trị liệu PUVA (uống psoralen là chất tăng cmar ứng ánh nắng sau đó chiều tia cực tím sóng dài)

Thuốc toàn thân:

  • Các thuốc an thần vitamin A, B ,C …
  • Kháng sinh: chỉ đề phòng và chống bội nhiễm
  • Thuốc ức chế miễn dịch: methotrexat, sandimum…các thuốc này trực tiếp hoặc gián tiếp ức chế tăng sản biểu bì, chúng rất độc với cơ thể, do vậy chỉ suwe dụng cho những thể bệnh nặng, bệnh nhân trên 50 tuổi và nằm điều trị nội trú.
  • Các retinoits (các vitamin A acid): như tigason, soriatan… thuốc nhiều tác dụng phụ và độc hại như khô môi, loét miệng, rụng tóc, gây quái thai nên chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết.
  • Truốc điều trị triệu chứng và biến chứng.

Chế độ sinh hoạt: kiêng những chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá. Tránh các sang chấn cơ học và các sang chấn tinh thần.

Phòng bệnh

Luôn luôn tạo cho bệnh nhân tư tưởng yên tâm, thoải mái, xác định rõ được tính chất của bệnh từ khi bệnh phát lần đầu.

Tránh dùng các chất lkích thích, tránh sang chấn

Khi đã phát bệnh và có tái phát nhiều lần cần thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc. Không dùng các thuốc mạnh như corticoid, xác định điều trị từ từ, lâu dài, tránh chà xát gây ra những biến chứng như nhiễm trùng, chàm hóa.

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Glucosamine 2400mg Healthy Joint Plus

Glucosamine 2400mg Healthy Joint Plus

Sức Khỏe
Dailivit siro

Dailivit siro