Căn nguyên sinh bệnh học và chẩn đoán bệnh vảy nến

Contents

Bệnh vảy nến là bệnh đã được biết đến từ lâu nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu.

  1. Căn nguyên và sinh bệnh học

Cho đến nay căn nguyên sinh bệnh học bệnh vảy nến còn nhiều điểm chưa sáng tỏ, song hầu hết các tác giả cho rằng vảy nến là một bệnh rối loạn miễn dịch có yếu tố di truyền và một số các yếu tố liên quan khác.

  • Người ta đã xác định được các yếu tố HLA có liên quan đến bệnh vảy nến. các đối tượng có HLA CW6, HLA B17, HLA B27, HLA B37 có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến. Gen gây bệnh vảy nến nắm trên nhiễm sắc thể số 6 dưới dạng tiềm ẩn và tính di truyền trong bệnh vảy nến là do nhiều yếu tố quyết định, không một yếu tố riêng nào có thể gây được bệnh vảy nến. yếu tố di truyền 12,7 đến 29,8% tùy theo tác giả nghiên cứu.
  • Căng thẳng thần kinh liên quan đến phát bệnh và vượng bệnh.
  • Vai trò của nhiễm khuẩn khu trú, chủ yếu do liên cầu.
  • Rối loạn chuyển hóa trên da, chỉ số cử dụng oxy của da vảy nến tăng cao rõ rệt, có khi lên hơn 400% so với da bình thường

Dưới tác động của các yếu tố khởi phát như trên: stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý… dẫn đến rối loạn chuyển hóa, miễn dịch, từ đó kích thích tăng sinh thượng bì, tăng quá trình gián phân (hoạt động gián phân và tổng hợp ADN của lớp đáy tăng lên 8 lần), tăng sinh tế bào thượng bì nhất là tế bào đáy và tế bào gai dẫn đến rối loạn quá trình tạo sừng (quá sừng và á sừng) làm cho chu chuyển tế bào thượng bì bị rút ngắn lại chỉ còn 2 đến 4 ngày mà bình thường từ 20 đến 28 ngày

  1. Mô bệnh học bệnh vảy nến

    vảy nến da đầu

Thượng bì có dày sừng và á sừng: lớp sừng rất dày, dày gấp hàng trăm laanff so với bình thường, đó là do nhiều lớp tế bào á sừng (là những tế bào sừng non, còn nhân) và quá sừng xếp chồng lên nhau.

Lớp gai phía trên nhú bì chỉ còn 2 đến 3 lớp tế bào, nhưng ở phần các mầm liên nhú dày tới hàng trăm lớp tế bào. Các mầm liên nhú dài ra, nhú bì bị kéo dài lên phía trên và biến dạng hình chùy.

Các tế bào lympho vad bạch cầu đa nhân trung tính xâm nhập vào lớp gai tạo thành các vi abces Muro. Có giãn mạch ở trung bì.

  1. Chẩn đoán bệnh

  • Chẩn đoán xác định:

Tổn thương cơ bản là dát đỏ nổi cao, ranh giới rõ, có vảy trắng dày, khô mủn dễ bong

Vị trí của tổn thương: vùng tì đè

Nghiệm pháp cạo Brocq dương tính: có ba hiện tượng

Mô bệnh học tại tổn thương da: dày sừng, á sừng, nhú bì bị kéo dài ra.

Ngoài ra còn dựa vào đặc điểm riêng của từng thể để chẩn đoán.

  • Chẩn đoán phân biệt:

Á vảy nến: tổn thương là những sẩn màu nâu. Cạo vảy có hiện tượng gắn si.

Á sừng dạng vảy nến: tổn thương là dát đỏ, phẳng, giới hạn không rõ, vảy dính và khó bong, cạo có hiện tượng bong từng mảng và rỉ dịch

Vảy phấn hồng Gibert: tổn thương chỉ có viền vảy mỏng xung quanh, ở giữa da nhăn nheo, tổn thương khu trú ở thân mình và gốc chi. Bệnh thường tự khỏi sau 2 đến 3 tháng.

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
New Enterbiogold

New Enterbiogold

Sức Khỏe
Dầu nóng Hàn Quốc 100ml

Dầu nóng Hàn Quốc 100ml