Bào Chế Hà Thủ Ô Đỏ

Họ
Họ Rau Răm (Polygonaceae)
Tên khoa học
Polygonum multiflorum Thumb
  • Kỹ Thuật Bào Chế Thuốc Bột
  • Kỹ Thuật Bào Chế Thuốc Hoàn
  • Kỹ Thuật Bào Chế Thuốc Tễ
  • Kỹ Thuật Bào Chế Thuốc Thang

1/ Bộ phận dùng

Rễ củ có đường kính trên 4 cm. Củ khô vỏ màu nâu sẫm, cứng đỏ chắc, nhiều bột, ít xơ và lõi, không mốc mọt là tốt.

2/ Thành phần hoá học

Chất đạm, tinh bột, tanin, chất béo, Lexithin…

Bào Chế Hà Thủ Ô Đỏ

3/ Tính vị, qui kinh

Vị đắng, ngọt, chát, tính ấm; vào 2 kinh can và thận.

4/ Tác dụng

Ích khí, trừ phong, mạnh gân cốt, bổ can thận.

Chủ trị: Di tinh, đới hạ, huyết hư, ỉa ra máu, suy nhược cơ thể, tóc bạc…

Liều dùng; 12 – 20 g/ 24 giờ.

Kiêng kỵ: Không dùng hành khi sử dụng.

5/ Mục đích của bào bào chế

Giảm tính táo, sáp (do tanin) nếu ngâm với nước vo gạo;

Tăng tác dụng nhuận tràng (ngâm);

Tăng tác dụng dẫn thuốc vào kinh thận (chế với Đậu đen).

Giải độc và bổ can thận, bổ huyết

6/ Kỹ thuật bào chế

Theo kinh nghiệm của Việt Nam.

6.1. Cách thứ nhất

Rửa sạch 1 kg Hà thủ ô, ngâm vào nước vo gạo một ngày đêm, rửa lại, rồi đổ nước đậu đen vào cho ngập (cứ 100 gam đậu đen nấu với 2 lít nước cho nhừ nát, gạn lọc lấy nước). Nấu cho đến khi gần cạn (nên đảo luôn cho thuốc được chín đều), củ trở nên mềm thì lấy ra lọc bỏ lõi, thái hoặc bào mỏng. Sau đó, đem phơi khô, nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho đến hết. Cách này thường được áp dụng. Muốn làm kỹ nữa thì trước khi thái miếng làm cửu chưng, cửu sái. Khi đun nấu, đặt một cái vỏ ở đáy dụng cụ nấu để khỏi cháy khét.

6.2. Cách thứ hai

Chế biến theo phương pháp đồ.

+ Ngâm: Hà thủ ô trong nước vo gạo 4 ngày đêm, mỗi ngày thay nước một lần. Vớt ra, rửa sạch.

+ Đồ: Rải đậu đen và Hà thủ ô vào chõ. Cứ một lượt đậu đen lại một lượt Hà thủ ô. Đồ đến khi Đậu đen chín nhừ. Loại bỏ Đậu đen. Phơi Hà thủ ô đến khi khô. Làm như vậy nhiều lần (có thể 9 lần). Thái phiến hay bào phiến, phơi sấy đến khô kiệt để dùng hoặc tán bột.

Chế biến chưng với rượu

Hà thủ ô trộn với rượu theo tỷ lệ 100:25; chưng đến chín, phơi khô. Làm lặp lại 3 lần. Có thể chỉ ủ mềm mà không chưng. Thái phiến.

Một số phương pháp chế biến khác:

+ Hà thủ ô, đạu đen, Cháo cùng nấu trong 2 giờ. Phơi khô se. Hoặc ủ 12 giờ, đem đồ 2 giờ, phơi nắng xen kẽ phơi sương. Đồ 2 giờ. Phơi khô.

+ Hà thủ ô trộn nước nấu Đậu đen pha rượu tỷ lệ 10:1:2,5; ủ trong 4 giờ rồi chưng 24 giờ liền đến khi dịch ngấm hết vào Hà thủ ô. Thái phiến, phơi khô.

+ Hà thủ ô thái miêng to ngâm 4 ngày đêm. Nấu 20 phút; bỏ nước thêm Sinh khương, Đậu đen tỷ lệ 10:1:1; nấu 1 giờ. Bỏ Sinh khương, Đậu đen, phơi se khô, thái mỏng. Phơi khô.

+ Hà thủ ô để lên trên Đậu đen, Cam thảo tỷ lệ 10:2:2; nấu 12 giờ đến khi có màu hồng hơi đen. Thái phiến, phơi khô.

Tiêu chuẩn thành phẩm:

Phiến dày 1 – 2 mm, màu nâu đen, khô cứng, ít chát.

Bào Chế Hà Thủ Ô Đỏ
Cây hà thủ ô đỏ.

6.3. Rượu Hà thô

Sau khi bào chế rồi, tán bột, bỏ vào trong túi vải. Ngâm rượu 40° trong vòng 10 ngày với tỷ lệ Thuốc/ Rượu = 1/4.

Lọc, pha thêm sirô đơn (1/2 Rượu Hà thủ ô kết hợ với 1 sirô đơn) càng tốt.

6.4. Hà thô đỏ với nước sắc thục địa

Nấu thục địa, lấy Hà thủ ô gấp 5 lần lượng thục địa ban đầu rồi ngâm nước thục địa từ 3 – 6giờ. Chưng 3 – 5 giờ. đổ ra phơi khô se. Lại cho vào chưng 3 – 5 lần. Phơi khô.

7. Bảo quản

Để nơi khô, mát, nắng thì đem phơi do dễ mốc mọt.

8. Nhận xét:

– Hàm lượng Tanin giảm khoảng 1,5 – 2 lần và antraglycosid giảm khoảng 3 – 3,3 lần sau khi chế biến

– Hà thủ ô chế: Tác dụng nhuận tràng và tăng thể trọng rõ rệt cho người dùng

 
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Vitatree Essence Of Kangaroo 40000 Max

Vitatree Essence Of Kangaroo 40000 Max

Sức Khỏe
Cigapan vỉ 30 viên

Cigapan vỉ 30 viên