Sinh Địa – Thục Địa

Họ
Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae)
Tên khoa học
Rhemannia glutinosa Libosch
  • Kỹ Thuật Bào Chế Thuốc Hoàn
  • Kỹ Thuật Bào Chế Thuốc Tễ
  • Kỹ Thuật Bào Chế Thuốc Thang
  • Bào Chế Hà Thủ Ô Đỏ

Sinh địa (Can địa hoàng) và Thục địa là vị thuốc thu hái đã được bào chế từ rễ củ của cây Địa hoàng.

Thành phần hóa học: Mannit, rhemanin, đường khử, irdoid (Catalpol…, caroten.)….

1. SINH ĐỊA

1.1. Tính vị qui kinh:

– Sinh địa tươi: Vị đắng, tính hàn.

– Sinh địa đã chế biến: Vị ngọt đắng, tính lương. Vào 3 kinh Tâm, can, thận.

Sinh Địa - Thục Địa
Cây Sinh Địa

1.2. Tác dụng:     

Bổ âm, thanh hoả, lương huyết, sinh tân dịch.

Chủ trị: Trị lao thương như ho lâu ngày, rối loạn thần kinh thực vật do lao (phế âm hư); trừ ứ huyết, đái ra huyết; bổ ngũ tạng, thông huyết mạch, tăng khí lực, sáng mắt.

Liều dùng: 12 – 24 – 64 gam/ 24 giờ.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người tỳ vị hư hàn và thấp nhiệt.

1.3. Cách bào chế: Có hai phương pháp

1.3.1. Phương pháp chế theo Dược điển Việt Nam. Đào, thu lấy rễ củ, rửa sạch, để ráo nước. Sấy từ từ (50 – 60 °C) đến khi củ mềm, cắt ngang thấy thịt củ có màu đen, dính, vị hơi ngtọ thì sấy nhanh đến khi khô kiệt.

1.3.2. Phương pháp chế biến theo kinh nghiệm.

Sinh Địa - Thục Địa

Chế biến theo 3 giai đoạn.

1.3.2.1. Giai đoạn 1 (sấy)

Củ địa hoàng sau khi thu hoạch, rũ sạch đất (không được rửa cũng như không đào lúc trời mưa), phân loại to nhỏ, rải riêng từng loại, sấy nhẹ từng loại. Ngầy đầu sấy ở nhiệt độ 35 – 40°C, đến khi vỏ khô se. các ngày sau sấy ở nhiệt độ 50 – 60°C đến khi củ mềm dẻo, thịt củ có màu đen (5 – 7 ngày) thì lấy ra.

1.3.2.2. Giai đoạn 2 (ủ)

Rải Sinh địa đã chế ở trên ra sàn, ủ kín bằng bao tải đến khi có lớp mốc trắng mọc đều, thịt củ đen bóng, có chất dịch đen dính, củ dẻo thì lấy ra (củ mềm và nhũn như chuối chín).

1.3.2.3. Giai đoạn 3 (Sấy)

Củ sinh địa ở trên được cho sấy ngay ở nhiệt độ 50 – 60°C đến khi khô kiệt.

Tiêu chuẩn thành phẩm

Khô kiệt, củ phải mềm dẻo, thịt củ có màu đen bóng và có chất dịch dính, vị ngọt hơi đắng, không mốc mọt.

Loại to từ 16 – 30 củ/ kg, loại nhỏ từ 40 – 60 củ/ kg.

Độ ẩm an toàn không quá 18%.

Chú ý: Củ nhỏ quá thì để nấu lấy nước sắc đặc tẩm vào Thục địa.

1.4. Bảo quản

Lấy đất phù sa hay đất sét khô tán nhỏ mịn, rây qua rồi đổ vào cái nong. Cho Sinh địa vào chà lăn cho củ tròn đều, chú ý đừng để củ dài dễ gãy. Cho vào thùng đậy kín, để nơi khô ráo.

2. THỤC ĐỊA 

2.1. Tính vị qui kinh:

Vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh tâm, can, thận

Sinh Địa - Thục Địa

2.2. Tác dụng:

Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch, tráng thuỷ, thông thận.

Chủ trị: – Bổ thận chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, ngủ ít, đái dầm…

             – Bổ huyết điều kinh

             – Trừ hen suyễn do thận hư không nạp được phế khí

             – Làm sáng mắt (chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư)

             – Sinh tân, chỉ khát (chữa đái nhạt – đái đường).

Nên phối hợp vị thuốc với các vị hoá khí như Trần bì, Sa nhân, Sinh khương…để giảm tác dụng gây trệ của Thục địa.

Liều dùng: 12 – 64gam/ 24 giờ.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn chớ dùng;

2.3. Bào chế

2.3.1.Mục đích

– Thay đổi tác dụng (công năng) của Sinh địa

– Tăng tính ấm, giảm tính hàn của vị thuốc bằng cách sử dụng sự tác động của nhiệt và một số phụ liệu: Rượu, Sa nhân, Sinh khương…

– Tạo ra vị thuốc mới, mùi thơm, vị rất ngọt và rất thuận tiện khi làm thuốc tễ.

– Chuyển vị thuốc từ âm dược sang dương trong âm dược.

2.3.2. Phương pháp chế biến ( kinh nghiệm của Việt Nam)

Lấy 10 kg Sinh địa, rửa sạch kỹ, ủ 2 ngày đêm.

– Tẩm: Ngâm 100 gam bột Sa nhân trong 5 lít rượu etylic từ 5 – 7 ngày. Tẩm dịch này thấm vào số Sinh địa trên trong hũ, thùng tráng men.

– Nấu: Cho Sinh địa cùng dịch rượu Sa nhân vào đun cách thuỷ 3 ngày đêm, vớt ra, phơi (ngày) xen kẽ tẩm (đêm) dịch thục trên thêm 1/2 rượu, đồ 3 giờ đem phơi. Làm như vậy đến khi hết dịch (cửu chưng cửu thái càng tốt).

– Phơi: Phơi đến khi sờ không thấy dính tay, củ mềm dẻo là được.

Thục địa phơi nắng vừa thơm, vừa dẻo và mềm. Thục địa sấy (50 – 60 °C) kém hơn do trong ruột ướt hơn, vỏ cứng hơn, ít thơm hơn Thục địa khô.

2.3.3. Phương pháp chế biến (kinh nghiệm của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam)

Sinh địa rửa sạch, xếp vào nồi nấu. Củ to xếp ở dưới, củ nhỏ xếp ở trên. Đổ nước ngập dược liệu 20 cm, đun sôi liên tục khoảng 3 ngày đêm đến khi củ Sinh địa ngót lại và có màu đen thì thôi (thêm nước và đảo đều). Ngày thứ tư, giã nhỏ gừng tươi với rượu 20% cho vào, trộn đều, ủ một đêm. Ngày hôm sau tiếp tục đun 4 ngày đêm tới khi củ Sinh địa có màu đen là được. Đem ra phơi hoặc sấy khô.

Tiêu chuẩn thành phẩm

Thục địa mềm, dẻo, chắc, thơm. Màu đen bóng. Vị ngọt.

Độ ẩm an toàn không quá 10%.

Bảo quản: Đựng trong thùng kín và để nơi khô ráo..

 
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Pharcotinex

Pharcotinex

Sức Khỏe
CalciLife 10ml

CalciLife 10ml