Cách Bào Chế Phụ Tử
- By : Dược sĩ Lưu Anh
- Category : Sức Khỏe
Bộ phận dùng: Củ phụ (con – radix) của củ ô đầu nên có tên là Phụ tử
Là sản phẩm có tên Bạch phụ hoặc Hắc phụ (Radix aconiti praeparatus)
Thành phần hoá học: Giống Ô dầu nhưng tỉ lệ Alcaloid toàn phần cao hơn. Do đó cách chế biến khác nhau nên mỗi sản phẩm tỷ lệ này cũng khác nhau. Trong alcaloid có aconitin, acid canxiphotphoaconitic…
Tính vị: Vị cay, tính đại nhiệt, có độc (sống xếp bảng độc A, chế bảng B)
Qui kinh: 12 đường kinh, điển hình vào 3 kinh Tâm, Thận, Tỳ
Công năng – chủ trị:
– Hồi dương cứu nghịch chữa tâm thận dương hư, truỵ tim mạch ( Như dùng trong bài Tứ nghịch thang).
– Khứ hàn, giảm đau: Chữa phong, hàn, thấp, tý (phối hợp can khương, quế chi).
– Ôn thận hành thuỷ: Chữa viêm thận mãn tính, suy chức năng thận và dương khí không đầy đủ (Bát vị hoàn).
– Kiện tỳ vị: Dùng khi tỳ vị hư hàn
Liều dùng: 4 – 12g
Kiêng kỵ: Những người âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai chớ dùng.
Một số sản phẩm bào chế
Mục đích:
– Giảm tính đại nhiệt, mãnh liệt của vị thuốc
– Tập chung vị thuốc vào Tâm, thận, tỳ;
– Tạo ra vị thuốc có đường dùng mới, vị thuốc mới (Bạch phụ, Hắc phụ)
– Tăng các tác dụng vốn có của vị thuốc.
1- Chế diêm phụ
Công thức:
Sinh phụ tử: 10 kg
MgCL2: 4 kg
NaCL: 3 kg
Nước : 6 lít
Trước hết đem ngâm sinh phụ tử với hồn hợp dịch trên khỏng 10 ngày. Sau đó cứ ngày vớt ra phơi đêm lại ngâm. Làm như vậy khoảng 5 – 6 lần, tới khi ngoài vỏ kết tinh một lớp muối trắng; đồng thời khi đó muối cũng đủ ngấm tới ruột củ.
Đem phơi khô ta được diêm phụ (tức Phụ tử muối). từ sản phẩm này người ta có thể chế thành Bạch phụ tử hoặc Hắc phụ, là những sản phẩm dùng để uống.
Nếu dùng diêm phụ thì trước khi dùng phải tẩm nước Gừng, Cam thảo sao.
2- Chế Bạch phụ
Đem diêm phụ (Hoặc dùng công thức chế diêm phụ như trên) rửa sạch lớp muối bám ở vỏ, luộc chín, bóc bỏ vỏ, đem thái phiến dày từ 1 – 3mm theo chiều dọc của củ. Sau đó, đem rửa bằng nước lã nhiều lần cho đến khi hết vị tê. Đồ 30 phút, rồi phơi khô.
3 – Chế Hắc phụ
Cũng tiến hành chế diêm phụ như trên; nhưng khi luộc thì không bóc vỏ; thái phiến dày từ 1 – 3 mm theo chiều dọc củ. Đem phiến ngâm vào hỗn dịch nói trên từ 3 – 4 ngày. Vớt ra, rửa sạc, phơi khô. Tiếp đó đem phiến này tẩm vào dầu hạt cải hoặc dịch nước đường phèn hoặc đường đỏ. ủ từ 30 phút – 1 giờ cho ngấm hết. Sau đó sao tới khi mặt phiến ngả màu nâu đen. Lại đem rửa hết vị tê, phơi hoặc sấy khô.
Trường hợp không có diêm phụ; muốn có sản phẩm Bạch phụ hoặc Hắc phụ thì đem sinh phụ tử ngâm vào hồn hợp dịch muối trên từ 3 – 5 ngày. Vớt ra rửa sạch, rồi tiến hành theo các cách nói trên.
Cũng có thể lấy diêm phụ rửa sạch muối, bỏ vỏ thái lát, ngâm nước 24 giờ, rửa sạch, phơi khô. Sau đó trích với nước đồng tiện hoặc nước Cam thảo hoặc nước gừng.
Chế biến theo Hải thượng Lãn Ông
Phụ tử gọt bỏ vỏ đen, cắt bỏ rễ, bổ củ làm tư; Nấu phụ tử với nước Phòng phong, Cam thảo, Đậu đen đến khi can nước, miếng Phụ tử chín kỹ, còn ít vị tê mang phơi đến khô kiệt.
Chế Diêm phụ với Đậu đên
Lấy 10 kg Diêm phụ và 3 kg Đậu đen đã rang thơm.
Đem diêm phụ ngâm nước một ngày; rửa sạch; Ngâm nước vo gạo 2 ngày; rửa sạch; bóc bỏ vỏ ngoài; thái phiến dọc củ dày 1 – 3 mm. Lại tiép tục ngâm nước tới khi trong. Đổ ra cho Đậu đen cùng với phụ tử phiến nấu 2 giờ đến khi mặt phiến ngả màu thẫm. Đổ ra phơi hoặc sấy khô.
Chế Phụ tử với Sinh khương, Cam thảo
Công thức:
Sinh phụ tử: 10,0 kg
Sinh khương: 1,0 kg
Cam thảo: 0,5 kg
Kỹ thuật tiến hành
Ngâm sinh phụ tử với nước Đồng tiện 12 giờ. Rửa sạch, tiếp đó ngâm 7 ngày với nước lã; Mỗi nagỳ thay nước ba lần. Đổ ra, cùng chưng với nước Sinh khương và Cam thảo tới chín và hết tê. Đỏ ra, ủ 1 ngày, thái phiến dầy 1 – 3 mm. Phơi hoặc sấy khô.
Ngoài ra còn có một số phương pháp khác
Sau khi ngâm Phụ tử với nước hay phụ liệu khác vài ngày thì:
Nấu Phụ tử với Sinh khương, Cam thảo, Phèn chua
Nấu Phụ tử với Cam thảo, Tạo giác
Nấu Phụ tử với Đậu đen, Cam thảo
Nấu phụ tử với Cam thảo, Kim ngân hoa, Đậu đen v.v..
Tuy nhiên các phương pháp chế biến phải đảm bảo Phụ tử phải hết vị tê.
Tiêu chuẩn thành phẩm
Bạch phụ và Hắc phụ hết vị tê, bạch phụ màu trắng ngà, Hắc phụ màu nâu đen.
Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh nơi có độ ẩm cao nhất là đối với diêm phụ.
Không có bình luận