Con bị ngạt mũi sổ mũi mẹ tự ý xịt nhỏ mũi khiến tr?

90% ngộ độc do nhỏ quá liều

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư cảnh báo, những ảnh hưởng của thuốc nhỏ mũi, nhất là các thuốc co mạnh rất nặng nề, đặc biệt là với trẻ em.

 

 PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư

 

Hiện tuy chưa có nhiều thống kê liên quan đến tình trạng ngộ độc thuốc nhỏ mũi, nhưng từ kinh nghiệm, thực tiễn khám, bác sĩ Dinh cho biết, các ca ngộ độc thuốc nhỏ mũi khá nhiều, thường rơi vào những trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 90%) do nhỏ quá liều và không đúng chỉ định.

 

Trước đó, thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, từ năm 1994 – 2000 đã tiếp nhận 71 ca ngộ độc thuốc nhỏ mũi.

 

Với trẻ em, khi thời tiết thay đổi rất hay bị ngạt mũi, chảy nước mũi, nhiều bậc cha mẹ chưa tìm nguyên nhân để điều trị, đã vội mua các loại thuốc dùng tại chỗ để nhỏ mũi để trẻ dễ thở. Không chỉ cha mẹ, mà nhiều bác sĩ cũng kê các loại thuốc này để giảm tình trạng ngạt mũi.

 

Thuốc có hiệu quả rất nhanh nên được các bà mẹ “tín nhiệm” và dễ dẫn đến lạm dụng. Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc co mạch đang ngày càng nhiều do chưa hiểu rõ tác dụng và tác hại. Thuốc co mạch có hoạt chất là Xylometazoline 0.05% – 0.1% (biệt dược Otilin, Otdin, Coldi-B…). Đây chỉ là thuốc tạm thời giảm nghẹt mũi, tạm thời giảm triệu chứng khó chịu, có tác dụng hỗ trợ, không phải là thuốc trị bệnh, không giải quyết tận gốc cơ chế sinh bệnh.

 

Dù cảnh báo nhiều nhưng không ít bà mẹ vẫn lạm dụng thuốc này để nhỏ cho trẻ.

 

Khi con gặp nguy hiểm mẹ mới tỉnh

 

Đến giờ, khi con đã được hơn 1 năm tuổi, chị Hồng ngõ 6, đường Chiến Thắng, Hà Đông vẫn không khỏi ân hận khi nghĩ tới “sự cố” xảy ra với cậu con giai đầu lòng.

 

Chị sinh con vào tháng 7, trời nóng nực, bức bối. Em bé của chị không may bị viêm mũi cấp khi mới được 24 ngày tuổi. Vội đưa con đi khám tại khoa Tai – Mũi – Họng BV Nhi T.Ư, bác sĩ đã kê thuốc xịt muối biển và Naphazoline.

 

 

Đọc hướng dẫn sử dụng Naphazoline dù thấy không an toàn với trẻ nhỏ, nhưng lo lắng tình trạng bệnh của con, cộng với tin tưởng thầy thuốc nên chị vẫn dùng theo đúng chỉ dẫn, thậm chí có phần thấp hơn.

 

Được khoảng 3 tháng, thấy con có dấu hiệu hắt hơi, chảy mũi trong nhiều, chị lại bê y nguyên đơn thuốc cũ để chữa cho bé. Chẳng may vào đúng hôm nhà có giỗ, khách khứa đông đúc, chị không để ý tới việc nhỏ mũi cho con mà dặn người giúp việc làm thay. Đến chiều, thấy con ngủ lơ tơ mơ, không sâu rồi bé có vẻ mệt, chị nghĩ đơn giản là do hôm nay khách khứa đông, hơi người nhiều khiến bé mệt. Nhưng con cũng không chịu ti, lúc này, chị mới đưa vội con đến bệnh viện. Thì ra, người giúp việc đã nhỏ đến 6 – 7 lần thuốc thuốc Naphazoline cho cháu, khiến bé bị lịm đi, ngộ độc ở mức độ nhẹ.

 

“May mà cấp cứu kịp thời, không xảy ra hậu quả nghiêm trọng, nếu không, mình sẽ ân hận cả đời. Hiện mình không dám tự ý “dờ” tới các loại thuốc này mà chỉ dùng muối sinh lý nhỏ cho bé”, chị Hồng nói.

 

Dùng không đúng cách – hại nhiều hơn lợi

 

“Thuốc nhỏ mũi có thể gây nên ngộ độc nguy hiểm không kém các tình trạng ngộ độc thuốc đường uống khác, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời”, BS Dinh cảnh báo.

Bệnh nhi ngộ độc thuốc nhỏ mũi thường nhập viện 30 phút đến 6 giờ sau khi sử dụng thuốc, với các triệu chứng lơ mơ, hôn mê, mất phản xạ, ức chế trung tâm hô hấp…

 

 

Theo các bác sĩ, để tránh các tai biến do ngộ độc thuốc co mạch, nhất là loại Naphazoline, không nên cho trẻ dưới 7 tuổi dùng thuốc này. Trên thực tế, đã có những cháu bé dùng Naphazolin bị ngộ độc dẫn đến tử vong. Vì vậy, tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi. Dùng thuốc không nên kéo dài 10 ngày.

 

Ngoài ra, nhóm thuốc co mạch dùng co mạch kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tim mạch đặc biệt bệnh cao HA, gây viêm mũi quá phát phải can thiệp như đốt cuốn mũi phẫu thuật; gây viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi…

 

“Cha mẹ cần phân biệt, nhận biết rõ các nhóm thuốc co mạch để sử dụng cho con đúng cách nhất, vì mỗi loại có những chỉ định khác nhau, tránh tình trạng lạm dụng gây ra những hậu quả nghiêm trọng kể trên”, BS Dinh cảnh báo.

 

CÓ THỂ SỬ DỤNG TINH DẦU GIÚP BÉ DỄ CHỊU HƠN 

 

Các mẹ có thể kết hợp vệ sinh mũi và sử dụng phương pháp tự nhiên như sau:

 

* BƯỚC 1: Hàng ngày vệ sinh mũi cho con bằng muối sinh lý Nacl 0,9%


– Con nghẹt mũi không có dịch mũi: Làm ấm lọ nước muối sinh lý (ngâm trong bát nước ấm) sau đó nhỏ mỗi bên mũi 1 giọt, ngày em nhỏ 2-3 lần. Dùng 2 ngón tay massage nhẹ nhàng 2 bên cánh mũi cho con
Ngoài ra: Có thể dùng khăn ấm để chườm lên 2 bên tai cho con, khi ngủ kê gối cao hơn bình thường 1 chút, đặt cả phần vai của con lên. Điều này giúp con bớt khó chịu về đêm


– Con sổ mũi: Có 2 trường hợp:


+ Trường hợp 1: Dịch mũi loảng, trong: Mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi dành cho bé, hút nhẹ nhàng dịch mũi ra, sau đó mới nhỏ nước muối sinh lý. Bé nào lớn tự xì được thì hướng dẫn con cách xì mũi mẹ nhé


+ Trường hợp 2: Dịch mũi đặc có màu vàng, xanh – lúc này là mũi con bị nhiễm khuẩn nặng hơn rồi. Mẹ nhỏ mỗi bên 1-2 giọt nước muối sinh lý, sau đó massage nhẹ nhàng 2 bên cánh mũi cho dịch loãng ra, rồi dùng dụng cụ hút mũi hút dịch cho con nhé. Sau đó, nhỏ mỗi bên 1 giọt nước muối sinh lý.


* BƯỚC 2: Dùng tinh dầu Baby One cho con ngửi và bôi: Cái này rất hiệu quả và an toàn cho cả trẻ sơ sinh 
Nhỏ ra bông gòn 1-2 giọt Baby One để cách mũi 2-3 cm cho con ngửi trong 10 phút đầu, sau đó nhỏ lên cổ áo, khăn, yếm (cách này khỏi phải cầm khư khư cục bông gòn, nhất là với bé biết đi). Bé nào bị nặng, bị lâu thì bôi lên gan bàn chân, lưng và ngực cho bé. Ngày cho bé ngửi 2-3 lần hoặc hơn tùy tình trạng của con

 (NS – Tổng hợp)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
GoodBrain’s

GoodBrain’s

Sức Khỏe
Cadiflex 1500mg gói

Cadiflex 1500mg gói