Vò nát một nắm lá này lấy nước súc miệng, răng ê buố

 Theo Đông y, trầu có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí. Lá trầu dùng tốt trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay… đặc biệt dùng tốt trong việc điều trị các bệnh phụ nữ mang lại hiệu quả cao.


Phân tích y học hiện đại đã tìm thấy trong lá trầu không nhiều hợp chất quý: eugenol, carvacrol, chavicol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugenol, p-cymen, caryophyllen, cadinen; tanin cùng với nhiều vitamin, các axit amin… 

 
Các chất trong lá trầu có khả kháng khuẩn, diệt virus đặc biệt tốt chính vì vậy từ lâu, lá trầu không đã được coi là bài thuốc chữa sưng viêm nướu, đau răng, ê buốt răng một cách hiệu quả.

Theo BS Hoàng Thị Bích Liền (BV Tuệ Tĩnh Hà Nội), lá trầu không tốt nhất là chọn lá trầu không bánh tẻ (không quá già, không quá non), hái lá trầu không vào khoảng 5h sáng sau đó pha lá trầu không như pha trà: 3 lá trầu không với khoảng 150 ml nước rồi sử dụng súc miệng ngày 2 – 3 lần. Nước lá trầu có tác dụng kháng sinh tự nhiên, diệt khuẩn, giúp răng trắng và khử mùi hôi cho hơi thở.

Hoặc bạn cũng có thể kết hợp lá trầu không với muối để đem lại hiệu quả tốt hơn.

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 nắm lá trầu không.

– 1 thìa muối mịn.

– 200ml rượu trắng.

– Máy xay sinh tố, rây lọc.
 

2. Cách làm:

– Lá trầu không sau khi mua về, bạn mang rửa sạch, để ráo nước rồi cho lá trầu vào máy xay xay nhuyễn với rượu trắng và chút muối (khoảng 1 phút).

– Dùng rây lọc loại bỏ bã, chỉ lấy phần nước ép, cho vào chai sử dụng dần.

Một số tác dụng khác của lá trầu không

Chữa đau bụng

Đau bụng do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, tiêu chảy, ăn không tiêu: dùng 2-4 lá trầu nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại.

Chữa ho suyễn

Lấy lá trầu không 4 – 8g ép lấy nước uống.

Chữa đau đầu

Cuống lá trầu 7-10 cái giã nhuyễn, lấy nước cốt pha mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai giập đắp vào hai bên thái dương.

Chữa ho rát họng

Trộn 1/4 thìa nước ép cây húng quế với nước cây bạc hà, gừng tươi, lá trầu không với mật ong, ngậm.

Chữa lở loét ngoài da

Dùng lá trầu non hãm nước sôi 15 phút sẽ cho hiệu quả tốt hơn nước sắc lá trầu.

Phong thấp đau nhức chân tay

Gốc rễ trầu 12g, rễ lá lốt 12g, lá và rễ cây xấu hổ (mắc cỡ) 12g sắc uống liên tục một tuần. Chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ rất độc.

Ngoài ra vẫn còn nhiều cách chữa bệnh với lá trầu không, tuy đơn giản những trước khi sử dụng bạn cần tìm hiểu thêm để đạt hiệu quả tốt nhất.
 
Vy Vy (TH)
 
Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Conipa Pure

Conipa Pure

Sức Khỏe
Natto Kinaza

Natto Kinaza