Những bài thuốc từ cá diếc dành cho người suy nhược cơ


Cá diếc còn có tên gọi là tức ngư, phụ ngư… Trong Đông y, cá diếc vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, ích khí, bổ huyết, hành thủy, tiêu thũng, tiêu khát, sát khuẩn… Các diếc là vị thuốc dùng tốt cho người cơ thể suy nhược, gầy yếu, ăn uống kém, người bệnh dạ dày, đại tràng, phụ nữ có thai, sau đẻ thiếu sữa,…


Dưới đây, NT xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc từ cá diếc để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.


Người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, gầy yếu, ăn uống kém


Cá diếc 100g, ngải cứu tía 250g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá làm sạch ướp gia vị, thêm nước vừa đủ nấu chín thì cho rau ngải cứu vào đun tới khi rau mềm, ăn nóng, ăn 2 – 3 lần/tuần.


Cá diếc phối hợp với sa nhân, tía tô, gừng tươi chữa buồn nôn, ăn kém chậm tiêu ở phụ nữ có thai.

 


Người bị đau gan vàng da


cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột, nướng qua cho thơm rồi lấy rau má và lá mơ nấu cùng, ăn trong ngày. Cần ăn thường xuyên.


Thai phụ tỳ vị hư yếu, mệt mỏi, nôn mửa, đại tiện lỏng nát


Cá diếc 50g, bạch truật 10g, gạo tẻ 30g. Cách làm: Cá diếc làm sạch, sắc kỹ; bạch truật bỏ bã lấy nước, cho gạo và cá vào nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.


Sản phụ thiếu sữa, sức yếu sau sinh


Cá diếc 400 g, rửa sạch, bỏ ruột, nhét vào bụng cá hoàng kỳ 20 g, đương quy 10 g, thông thảo 8 g, nước vừa đủ ngập cá, hầm lửa nhỏ cho nhừ. Ăn cá uống nước canh liền trong 4-5 ngày.

 


Thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt


Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, hành và gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.


Món này dùng tốt cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, mỏi tay chân, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.


Thai phụ nôn nhiều, kém ăn, chậm tiêu


Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát. Cách làm: Cá diếc làm sạch, lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, đun lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2 – 3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.


Dùng thích hợp cho thai phụ buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát,…


Người bị tiểu đường


Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, lấy lá chè non bỏ vào bụng cá cho đầy, ngoài gói giấy rồi đem nướng cho cá chín, chia ăn vài lần trong ngày (ăn cả lá chè).


Người bệnh viêm đại tràng mạn tính


Cá diếc 1 con khoảng 250 – 300g, gạo tẻ 50g. Cách làm: Làm sạch cá cho vào nồi hầm kỹ lấy nước, cho gạo vào nấu thành cháo nhừ mới cho cá vào, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng.


Người tiêu chảy do tỳ vị hư hàn


Cá diếc 300g, trần bì 5g, sa nhân 5g, tất bạt 5g, tỏi 10g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá diếc đánh sạch vảy, mổ bụng bỏ ruột, nhét các vị thuốc vào bụng cá rồi cho vào nồi om nhừ bằng lửa nhỏ, khi ăn bỏ bã thuốc, ăn cá uống nước canh.


Lưu ý: Các chứng bệnh có urê huyết cao, hôn mê gan không nên ăn cá diếc.


Yến Nhi (TH)

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Osteoflam BD

Osteoflam BD

Sức Khỏe
An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hộp Màu Xanh

An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Hộp Màu Xanh