Bệnh quai bị ở trẻ em – nguy hiểm khôn lường, cha mẹ tuy

Quai bị (Mumps) là bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt do siêu vi trùng Mumps, thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae gây ra. Quai bị được cho là bệnh khá lành tính tuy nhiên khả năng lây lan rất cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu.

 

Quai bị gây viêm tuyến mang tai. Các vi rút tác động trực tiếp gồm virus vùi hạt cự bào (cytomegalovirus-CMV),  virus cúm A (influenza A virus), virus á cúm type 1 và 3, coxsackievirus, virus ruột (enterovirus), virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus-HIV), tụ cầu khuẩn và các Mycobacterium không gây lao khác.

 

Trẻ em dễ mắc bệnh quai bị hơn do sức đề kháng yếu.

 

Bệnh quai bị xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng, tuy nhiên tỉ lệ ở người trưởng thành rất thấp. Thời gian ủ bệnh từ 6 ngày trước khi phát hiện và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh.

 

Dù không quá nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời, quai bị vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có thể dẫn tới viêm tinh hoàn gây vô sinh ở bé trai.

 

Dấu hiệu trẻ bị quai bị

 

– Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, trẻ sẽ có những biểu hiện như: cảm giác khó chịu, sốt, đau họng, ăn kém và đau góc hàm.

 

– Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

 

– Vùng sưng không nóng và không xung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc.

 

– Trẻ cũng có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày.

 

Mặc dù vậy có tới 25% người mắc virut quai bị không có dấu hiệu rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.

 

Biểu hiện rõ nhất là trẻ bị sưng tuyến mang tai ( Có thể 1 hoặc cả 2 bên).

 

Biến chứng của bệnh quai bị

 

Đối với quai bị, biến chứng thường gặp nhất là viêm màng não xuất hiện khi các triệu chứng sưng vùng mang tai đang giảm dần, với các biểu hiện trẻ sẽ đau đầu nhiều hơn, nôn ói, mệt mỏi.

 

Nhiều phụ huynh lo lắng về biến chứng khác của bệnh là viêm tinh hoàn ở bé trai và viêm buồng trứng ở bé gái. Đây là biến chứng thường xảy ra ở tuổi dậy thì (hơn 7 tuổi). Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn. Biến chứng xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm.

 

Khi phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh ở trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý cho trẻ.

 

Bị quai bị nên cho trẻ ăn gì?

 

Thức ăn mềm, lỏng

 

Bố mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn lỏng giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá như các loại cháo… ăn làm nhiều bữa và cần xem khả năng tiêu hoá để điều chỉnh ăn uống.

 

Các loại đậu

 

Ngoài thành phần dinh dưỡng cao, đậu còn có thể nấu thành những món ăn có tác dụng như thuốc giúp cơ thể nhanh chóng chiến thắng bệnh. Một số loại đậu có thể chế biến cho trẻ ăn như đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu hà lan….

 

Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng dễ tiêu hóa.

 

Các loại rau

 

Rau của quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hãy bổ sung cho trẻ các loại trái cây, nước trái cây và rau xanh trong bữa ăn.

 

Bên cạnh những món ăn nên dùng, người mắc bệnh quai bị cần kiêng đồ ăn chua và chất kích thích. Các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to lên, có thể khiến bệnh bị biến chứng. Ngoài ra người bệnh không nên ăn đồ nếp hay các thực phẩm khó tiêu.

 

Nước

 

Cho trẻ uống nhiều nước và thường xuyên, bên cạnh đó cũng cần súc miệng bằng nước muối loãng để giúp diệt khuẩn, tránh khô miệng.

 

Lưu ý, chỉ có thể phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em bằng cách cho trẻ tiêm vắc xin quai bị. Đặc biệt ghi nhớ không áp dụng các bài thuốc dân gian như đắp trầu, đắp vôi một cách bừa bãi nhằm tránh tình trạng làm trẻ bị nhiễm độc.

Vy Vy (TH) 

Không có bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liệt dương
Sức Khỏe
Tất tần tật những điều cần biết về chứng liệt dương ở nam giới

Liệt dương là một trong những nỗi ám ảnh của bất kỳ người đàn ông nào. Bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của phái mạnh. Vì thế, tìm hiểu các thông tin về liệt dương sẽ giúp bạn chủ …

Sức Khỏe
Gotosan Tw3

Gotosan Tw3

Sức Khỏe
Sper Fort

Sper Fort